Cách lựa chọn kiểu dáng áo mưa 

Hiện nay áo mưa có phổ biến 3 kiểu dáng là áo mưa 2 mảnh (đơn hoặc đôi), áo mưa bộ (quần áo rời nhau), áo mưa dạng áo khoác (có khóa hoặc khuy cài trước liền từ đầu đến chân) .

Loại áo mưa 2 mảnh giúp người lái xe có thể phủ qua tay lái để che sao cho không bị ướt chân còn tà sau có thể trùm kín yên hoặc ngồi lên để tránh bị ướt người. Loại áo mưa này hiện nay là phổ biến nhất và thường được làm bằng nilon dai và chắc chắn.

Áo mưa hai mảnh là loại phổ biến nhất hiện nay

Áo mưa hai mảnh là loại phổ biến nhất hiện nay

 

Tuy nhiên nhiều người lái xe thường trùm cả áo mưa qua tay lái, từ đó có thể gây nhiều sự cố đáng tiếc như áo mưa làm vướng tay lái dẫn đến việc khó xử lý khi gặp tình huống bất ngờ.

Áo mưa an toàn nhất là áo mưa bộ (quần và áo tách rời). Những bộ quần áo mưa này thường được làm bằng nilon cao cấp, kín đáo, chống nước tốt và bền. Thêm vào đó, với thiết kế giống như một bộ quần áo bình thường, loại quần áo mưa này sẽ ôm sát vào người lái xe và không tạo ra nhiều sự vướng víu hay cản gió khi xe di chuyển.

Áo mưa bộ là loại đem lại an toàn nhất cho người sử dụng khi trời mưa

Áo mưa bộ là loại đem lại an toàn nhất cho người sử dụng khi trời mưa

Người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng loại áo mưa dùng một lần vì tuy giá rẻ nhưng loại nilon dùng để sản xuất loại này thường mỏng và dễ rách. Áo mưa mặc một lần thường có thiết kế thùng thình, tạo ra sức cản gió rất lớn cho người lái xe.

Khi trời mưa to, gió lớn thì loại áo này không đảm bảo được việc che chắn, thậm chí vì cản gió nên còn ảnh hưởng đến tốc độ đi xe. Nó chỉ phù hợp khi trời mưa không quá to và không có nhiều gió.

Bài viết liên quanCách đi xe an toàn ngày mưa bão

Cách lựa chọn chất liệu áo mưa

Về chất liệu áo mưa hiện nay thường có các loại:  tráng nhựa, tráng lụa, tráng mủ cao su ...

Chất liệu tráng nhựa là loại phổ biến nhát hiện nay, chất liệu này sờ chất cứng, dày, nhiều màu bắt mắt rực rỡ, mặt trong tráng lớp nhựa màu ngà ngà trắng. Những áo mưa tráng nhựa thường dùng 1 thời gian sẽ bị rộp, ngấm nước, đặc biệt là đa số người sử dụng đều cất áo mưa trong cốp xe gây ra hiện tượng áo mưa nhàu, nhăn và chóng hỏng. 

Chất liệu thứ hai là tráng lụa, loại áo này nhiều màu sắc nhưng không rực rỡ mà tông màu khá nhạt, mặt trong tráng màu trắng mềm mại, nhưng khi lấy móng tay thử cào 2,3 cái là bong ngay lớp tráng. Chất liệu này tốt hơn áo tráng nhựa nhưng nếu không giữ gìn cẩn thận, va quệt mạnh thì sẽ nhanh ngấm và bong lớp tráng khi dùng. 

Khi chọn áo mưa nên chọn loại vải đọng nước thành giọt và dễ dàng phủi sạch

Khi chọn áo mưa nên chọn loại vải đọng nước thành giọt tròn thế này và dễ dàng phủi sạch

Chất liệu tốt nhất là loại tráng mủ cao su, đây là loại vải bền, nguyên liệu làm áo chống nước, xuất khẩu đi nước ngoài từ nhà máy sản xuất hãng áo Việt Nam xuất khẩu nên số lượng ít, ko ổn định về màu và chất liệu vải.

Tráng mủ cao su cũng có loại tráng mủ dầy, mỏng, mủ đều, ko đều khác nhau, nên tùy nhà sản xuất chọn lựa vải mà ảnh hưởng đến sản phẩm.

Ưu điểm của loại này là chống gió, chống mưa với mặt vải trượt nước, bóng, lớp tráng cao su bền, khi dùng mng tay hay vật nhọn cào vào vẫn không xước vì lớp tráng được ép chết vào vải. Tuy nhiên áo mưa tráng mủ cao su khá hiếm trên thị trường và giá khá cao. 

Nhìn chung khi chọn áo mưa, người tiêu dùng nên sờ mặt vải, nếu mặt vải mịn và mềm mại, đanh, độ tuột nước tốt là ổn. Nếu có điều kiện, nên thử đổ nước lên mặt áo sau đó dùng tay miết trên mặt trong của áo, nếu thấy không thấm nước hoặc cảm giác tay mát lạnh là đạt yêu cầu. Các vệt nước đọng lại trên áo phải thành hình tròn và dễ dàng tuột khỏi mặt áo khi phủi áo.

Ngoài ra, áo mưa tốt thường có đường may sắc sảo, đường dán các phần kết nối của áo chắc chắn, mực in hình trên áo không dễ bị bong tróc, bao bì được in sắc nét, đóng gói cẩn thận.

Bài viết liên quanKỹ năng giữ an toàn khi xảy ra giông bão 

Cách bảo quản áo mưa

Để duy trì độ bền cho áo mưa thì sau khi đi mưa về cần phải vẩy sạch nước mưa, treo lên thật khô mới gấp cất đi. Khi cất không được dùng vật nặng đè lên trên, nếu không áo mưa sẽ hằn những nếp gấp dễ bị giòn, rách hơn.

Nếu trên áo mưa đã xuất hiện những nếp nhăn nhẹ, bạn có thể đem nó treo lên mắc áo, để nếp tự phẳng trở lại như cũ. Nếu như nếp nhăn nhúm, gẫy gấp nghiêm trọng, bạn hãy cho áo mưa vào ngâm khoảng một phút trong nước nóng 70- 80 độ C. Sau đó, nhấc ra để róc nước và khô hẳn, vết nhăn sẽ hết.

Nếu áo mưa bị dây dính bẩn, bạn hãy trải nó lên bàn giặt, dùng bàn chải mềm tẩm dung dịch xà phòng lau cọ, rồi đem tráng trong nước lạnh, đem phơi khô chỗ râm mát.

Nếu là áo mưa kiểu quần áo thì bạn không lên dùng bàn chải để rửa áo mưa. Mà bạn dùng giẻ nhúng nước xà phòng để lau thì áo mưa của bạn sẽ bền chắc lâu dài. 

Bùi Nguyễn (tổng hợp)/ Theo GĐVN