Có 2 phương pháp chính để làm dầu dừa là nóng và lạnh.
Dưới đây là chi tiết cách làm dầu dừa theo cả 2 phương pháp.
Làm dầu dừa bằng phương pháp nóng
Nguyên liệu và dụng cụ
Dừa khô nạo sẵn hoặc bạn có thể mua dừa già về tách cơm (hay còn gọi là cùi) và xay nhỏ. nên chọn dừa thật già, có cơm dừa cứng, màu trắng tinh thì sẽ cho nhiều dầu hơn
1 rây lọc nhỏ dùng để vắt lấy nước cốt. Bạn có thể thay bằng khăn xô
Chảo/Xoong để chưng cất, dùng chảo sẽ tiện lợi hơn
Lọ để đựng dầu dừa thành phẩm
Cách làm
Xay nhuyễn cơm dừa khô đã nạo, xay thật kỹ sẽ có hiệu quả tốt hơn. Sau đó bạn ngâm toàn bộ số dừa đã xay này vào trong nước sôi để ngâm với tỷ lệ: Cứ 1kg dừa khô thì khoảng 400ml nước. Ngâm trong thời gian 15 - 20 phút là được
Sử dụng rây lọc/lưới lọc hoặc khăn xô để vắt lấy nước cốt.
Đổ nước cốt dừa vào chảo và bắt đầu đun sôi. Lúc này bạn nên bật lửa to để nhanh sôi hơn
Đến khi nước cốt chuẩn bị sôi, bạn phải vặn nhỏ lửa và đảo/khuấy đều liên tục để hỗn hợp không bị cháy. Khi sắp hình thành hoàn toàn dầu dừa, nước sẽ bị cạn, lúc này bạn vẫn phải khuấy đều liên tục. Tùy vào mức độ lửa bạn bật, thời gian đun này có thể từ 45 phút tới 90 phút.
Công đoạn hoàn thành là khi dầu dừa trở nên trong suốt và lớp cặn phía dưới chảo chuyển sang màu vàng nâu nhẹ, bạn có thể tắt bếp và lấy ra phần dầu dừa
Làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh
Nguyên liệu
Tương tự như phương pháp nóng, tuy nhiên bạn sẽ không cần đến chảo vì phương pháp này không yêu cầu chưng cất.
Cách làm
Bạn cũng cần xay thật nhuyễn dừa với máy xay
Đặt miếng khăn xô lên miệng lọ, múc khoảng 2 thìa dừa vừa xay và đổ lên khăn xô. Sau đó bạn túm khăn lại và vắt thật mạnh để hứng nước chảy xuống lọ. Cứ làm như thế cho đến khi hết dừa đã xay.
Đậy nắp lọ và để cố định trong khoảng một ngày. Sau thời gian này bạn sẽ thấy trong lọ được chia làm hai phần với lớp váng cặn nổi lên trên.
Cho lọ vào tủ lạnh để đông cứng lớp váng, sau đó dùng thìa để nạo lớp váng đi, ta sẽ được dầu dừa đã chứa trong lọ.