Vậy nên, khi sử dụng bất kỳ loại chai nhựa nào, bạn hãy kiểm tra xem đó là loại có thể tái chế, an toàn để bỏ tủ hay là loại nhựa không nên dùng hay không.
Dưới đây là một vài ký hiệu phân biệt các loại nhựa và ý nghĩa của chúng để người tiêu dùng tham khảo và chọn mua bình nước có ký hiệu an toàn.
PET hay PETE (Polyethylene Terephthalate): Đây là ký hiệu của loại chai chỉ sử dụng duy nhất một lần, nếu tiếp tục sử dụng, có nguy cơ bên trong chúng sẽ chảy các kim loại nặng và hóa chất ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone trong cơ thể. Thế nhưng, các khoa học gia tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư Quốc tế sau đó đã bác bỏ nghiên cứu này. Theo đó, dioxins là chất được tạo ra từ quá trình đốt nhiên liệu hoặc tiêu hủy rác thải công nghiệp, nhưng chưa hề có bằng chứng nào cho thấy có dioxins ở trong chai nhựa PET.
HDP hay HDPE (Density Polyethylene): Nhựa HDP là loại nhựa cứng được sử dụng để sản xuất bình sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Nhựa HDPE là một trong những loại nhựa tái chế phổ biến và an toàn. Đây là loại nguyên liệu làm chai nhựa mà các chuyên gia khuyên chúng ta nên lựa chọn khi mua.
PVC hoặc 3V (Polyvinyl Chloride): Hãy tránh xa tất cả các loại chai nhựa mà trên thân có hai ký hiệu này. Đây là loại nhựa mềm, dẻo được sử dụng làm bao bì thực phẩm, đồ chơi trẻ em và vật nuôi, ống nhựa, phụ tùng cho ống dẫn nước… do đó, rất độc hại.
LDPE (Low-Density Polyethylene): Mặc dù không rỉ ra bất kỳ hóa chất nào trong quá trình sử dụng nhưng vật liệu LDPE không được sử dụng trong sản xuất chai nước, túi nhựa. Loại nhựa này được tìm thấy ở một số chi tiết trong đồ nội thất, quần áo hoặc túi xách.
PP (Polypropylene Plastic): Đây là loại nhựa cứng, rất nhẹ và có khả năng chịu nhiệt tốt. Thùng, chai nhựa, hộp đựng thức ăn, ống hút… do đó, hoàn toàn an toàn để bạn tái chế hay sử dụng.
PS (Polystyrene): Hãy nói không với các loại chai nhựa, đồ dùng làm từ loại vật liệu PS này. Polystyrene là loại nhựa rẻ tiền, có khả năng rỉ ra chất sinh ung thư nếu bạn tái chế sử dụng nhiều lần. Các vật dụng sử dụng một lần thường được làm từ nhựa PS như bao xốp, ly uống nước, cà phê hoặc vỏ bọc thức ăn nhanh.
Other: Bao gồm Polycarbonate, nylon và acrylic. Mã 7 thường gặp trên các loại túi giấy, loại nhựa mã 7 có chứ polycarbonate và BPA 1 chất rối loạn nội tiết. Tuy nhiên, mã 7 cũng có thể là các loại nhựa "xanh" làm từ các nguyên liệu an toàn như ngô, khoai tây, gạo... Tránh dùng các loại nhựa có mã số 7, trừ khi chúng có nhãn nhựa sinh học
Theo An Nhi (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam
Like Page để nhận được nhiều thông tin tiêu dùng hữu ích 24/24h