Theo phản ánh về tình trạng người bán hàng muốn thu nhiều lợi nhuận nên đã pha sữa đậu nành bằng bột hóa chất, tinh dầu và đường hóa học đã đề cập gần đây. Chúng tôi xin mách người tiêu dùng một vài cách để phân biệt sữa đậu nành thật, giả nhằm bảo vệ sức khỏe.
|
Sữa đậu nành thật |
Sữa đậu nành giả |
Màu sắc |
Màu sắc trắng ngà (giống màu hạt đậu), đôi khi có ngả chút xanh lá rất nhẹ do màu của lá dứa nấu chung. |
Màu trắng kem đục, đẹp mắt |
Độ trong |
Vì đậu nành xay ra không hòa lẫn hoàn toàn với nước nên nhìn sữa sẽ có màu hơi trong của nước. Cả sữa đậu nành hoặc sữa tươi thật đều nhìn kĩ thấy chất sữa hơi trong. |
Màu trắng đục hoặc nhờ nhờ như nước vo gạo |
Độ béo |
Ít béo, có vị thơm nhẹ của đậu nành |
Dùng bột béo để pha nên sữa giả có vị béo hơn. Hương đậu nành nhưng nghe kĩ có mùi hơi ngắt |
Lắng cặn |
Để từ 10-15 phút dưới đáy sẽ có cặn của đậu nành. Váng sữa cũng nổi lên khi để nguội. |
Không hoặc rất ít lắng cặn. Nếu có cặn (do pha nhiều bột béo) thì vị của cặn đó cũng sẽ rất béo. |
Hương vị |
Hương đậu nành nhẹ, thanh, không đắng. |
Uống ban đầu có vị ngọt béo của bột, có mùi đậu nhưng không thấy vị của đậu, sau đó để ý kĩ ở cuống lưỡi có vị hơi ngắt và đắng. |
Bảo quản |
Sữa không hóa chất có thời gian bảo quản rất ngắn, nếu để nhiệt độ bình thường thì dễ bị lên men. Nếu bạn mua buổi sáng để tới tối trong nhiệt độ phòng sữa sẽ bị thiu và có vị chua. Kể cả bảo quản lạnh thì cũng không bảo quản được quá 24 tiếng. |
Sữa hóa chất nên thời gian bảo quản lâu hơn, có khi 2-3 ngày chưa thấy hư hoặc chua. |
Lắc lên |
Sữa đậu nành thật khi lắc lên sẽ sủi bọt. |
Lắc lên không sủi bọt hoặc sủi rất ít (Vì người bán có thể pha sữa thật với sữa giả để khó phát hiện) |
Nếu chỉ phân biệt sữa đậu nành dựa theo màu sắc hoặc mùi vị thì bạn sẽ dễ dàng nhầm lẫn. Cách dễ nhất là phân biệt trên điều kiện bảo quản và bằng cách lắc lên.
Bạn nên kiểm tra trước một lần và chọn hàng sữa cố định có chất lượng để mua. Hy vọng những cách trên sẽ giúp được bạn phần nào trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.