Tùy theo hạn mức gửi, ngân hàng sẽ có cách tính lãi suất gửi tiết kiệm cụ thể.
Tính lãi suất ngân hàng lãnh cuối kỳ đúng ngày đến hạn:
Đây là cách tính khi người gửi gửi tiết kiệm và lãnh vào đúng ngày đến hạn (hoặc lãnh sau) hoặc cũng có thể áp dụng với hình thức gửi tiết kiệm lĩnh trước(nhận được tiền lãi ngay sau khi gửi)
Thông thường công thức chung để tính lãi suất như sau: Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm) x Số ngày gửi/360
Hoặc: Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12 x Số tháng gửi
Ví dụ:
Khách hàng gửi 100 triệu với kỳ hạn 1 năm lãi suất 7.5 % lãnh cuối kỳ thì số tiền lãi bạn sẽ nhận được nhận sẽ là: 100.000.000 x 0.075/12 x 12 = 7.500.000
Khi khách hàng gửi 100 triệu với kỳ hạn 9 tháng, với lãi suất 7 % lãnh cuối kỳ thì tiền lãi nhận được sẽ là: 100.000.000 x 0.07 x 270/360 = 5.250.000
Khi gửi 100 triệu với kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 4.5% lãnh cuối thì thì số tiền lãi nhận được sẽ là: 100.000.000 x 0.045 x 90/360 = 1.125.000
Tính lãi suất ngân hàng lãi hàng tháng:
Công thức tính: Tiền lãi hàng tháng = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12
Ví dụ khách hàng gửi 100 triệu, lãi suất 7%/năm lãnh định kỳ hàng tháng thì số tiền nhận được mỗi tháng sẽ là: 100 triệu x 0.07/12 = 583.000 VND
Cần lưu ý rằng sẽ không cộng dồn từng tháng để tính lãi cho các tháng tiếp theo. Chỉ được cộng dồn khi hết kỳ hạn gửi mà người gửi không lĩnh tiền và ngân hàng sẽ tự động gia hạn với 1 kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà người gửi đã đăng ký trước đó.
Nếu bạn rút tiền trước kỳ hạn (trước ngày đến hạn) dù chỉ 1 ngày thì toàn bộ số tiền lãi của bạn cũng sẽ quy về lãi suất không kỳ hạn với tiền lãi rất ít thường là <>
Với mỗi ngân hàng thì có thể có quy ước riêng về số ngày trong năm. Thường sẽ là 360 ngày hoặc 365 ngày. Và mỗi ngân hàng có thể có hình thức trả lãi suất, kỳ hạn khác nhau. Khách hàng có nhu cầu gửi có thể liên hệ trực tiếp các ngân hàng để được tư vấn về lãi suất.