1. Tận dụng tối đa các gạch đầu dòng, hoa thị ...

Khi chấm bài, thầy cô sẽ chấm theo barem điểm có sẵn. Nghĩa là thầy cô sẽ chấm xem bạn làm đến đâu thì cho điểm đến đó. Thế nên, những ký tự đánh dấu sẽ rất có lợi cho bạn, nhất là khi thầy cô chấm cả trăm bài và bị chữ làm cho hoa mắt. Ví dụ, một bài có nhiều ý nhỏ a, b, c... bạn cần đánh rõ để thầy cô dễ nhìn. Tôt nhất bạn nên ghi lùi ra đầu dòng để thầy cô nhìn ra là biết ngay bạn đã làm đủ hay thiếu yêu cầu của bài.

Nếu như những câu a, b, c đó lại có ý nhỏ hơn, bạn có thể dùng dấu mũi tên, dấu hoa thị để minh họa. Tóm tắt các ý, bạn có thể dùng dấu "=>" để kết luận.

Tuy nhiên trong các môn tự nhiên, các bạn hạn chế dùng dấu "-" và "+" để liệt kê đầu dòng, đặc biệt trong các bài thi môn tự nhiên, vì rất dễ bị nhầm với dấu trừ và dấu cộng, như vậy có thể bạn sẽ bị mất điểm oan.

2. Tuyệt đối không viết dài dòng, lan man 

Các thí sinh phải thuộc nằm lòng câu hói "viết dài, viết dai, viết dại", vì vậy nên chỉ viết đủ ý, đúng những gì đề bài yêu cầu. Sẽ không bao giờ có chuyện đo gang tay chấm bài với những bài thi tự luận. Đây là điều hoàn toàn "hư cấu", được phát minh ra bởi các anh chị sinh viên lười học.

Giáo viên chấm thi luôn tuân theo đáp án. Cho dù là các môn xã hội như môn Văn, bạn cần phải làm đủ ý thì mới có điểm tối đa (tất nhiên sẽ có điểm cộng cho những bài sáng tạo). Viết thêm phần cảm nhận hoặc sáng tạo thêm cho bài không phải là bạn viết dài dòng, nhớ cái gì viết cái đó vào bài mà không liên quan tới vấn đề đang được đề cập. 

Một bài thi quá nhiều chữ, lặp lại nhiều ý sẽ gây ác cảm với người chấm, và khi đó bài thi của bạn chẳng khác nào một tờ giấy nháp với nhiều lần gạch xóa.

Các bước tính toán nhỏ nên ghi ở giấy nháp. Bạn chỉ nên ghi công thức tổng quát, trình bày kết quả cuối cùng sau khi đã kiểm tra kỹ vào bài. Với các môn xã hội, bạn nên vạch dàn ý ra giấy nháp để đảm bảo không trùng lắp.

Tuy nhiên, với môn tự nhiên thì điều này chỉ áp dụng với những phần kiến thức cơ bản kiểu 1 + 1 = 2, hay phương trình đơn giản. Còn với những phần tính toán phức tạp, bạn phải viết đầy đủ các bước mới có điểm tối đa. Chẳng hạn với bài tập tích phân xác định, khi tính ra nguyên hàm rồi thì phải có phần thay số cụ thể đúng theo công thức, và ghi đáp án cuối cùng vào.

Bài viết liên quan: Bí quyết làm bài thi điểm cao môn tự nhiên 

3. Luôn luôn chỉ rõ đường hướng làm bài của bạn 

Trình bày bài thi một cách khoa học là cực kỳ cần thiết, giúp thầy cô nhận ra hướng làm bài của bạn vì nỗi khổ của giáo viên chấm bài là lạc vào mê cung của chữ, số, lý luận, kiến thức...

Trước khi lao vào viết, hay cặm cụi tính toán, hãy đưa vào các giả thiết, các lập luận để thầy cô biết bạn dựa vào lý thuyết nào để có hướng làm bài đó. Cách lập luận này giúp thầy cô biết bạn có đi đúng hướng và hiểu đúng đề hay không. Đặc biệt với môn Toán, việc lập luận logic chặt chẽ quyết định bạn có được điểm hay không. Ví dụ: "Đặt X là t với điều kiện... Bài toán đưa về tìm m để phương trình có nghiệm thỏa mãn...

Khi đó, nếu bạn có sai sót về đáp án hay các bước còn lại, thầy cô vẫn chấm được điểm ý trước đó. Còn nếu bạn viết cẩu thả, không rõ ràng và quá khó hiểu thì chắc chắn bạn sẽ chẳng có điểm đâu.

Cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng khi đi thi để không phải bối rối hoặc lo lắng vì thiếu đồ hoặc hết mực

Cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng khi đi thi để không phải bối rối hoặc lo lắng vì thiếu đồ hoặc bút hết mực

4. Luôn phải ghi đáp số hoặc kết luận rõ ràng

Việc ghi đáp số rõ ràng trong bài thi tự nhiên hoặc kết luận cuối cùng trong bài thi xã hội rất có lợi cho các bạn. Thứ nhất nó sẽ giúp cho thầy cô chấm nhanh bài. Chỉ nhìn qua hướng làm và đáp án là thầy cô có thể quyết định cho bạn bao nhiêu điểm.

Thông thường khi chấm thi đại học, đáp án sẽ chiếm 0,25 điểm. Nhiều bạn quên không ghi lại có thể mất oan từ 0,5 đến 1 điểm như thường. Những phần gút lại trong bài thi xã hội cũng là căn cứ nhanh chóng để thầy cô tính điểm cho bạn theo barem. 

Nếu như chẳng may bạn có sai sót chút trong cách làm, thầy cô có thể hiểu rằng "Chắc thí sinh hiểu và biết cách làm, nhưng ghi nhầm thôi". Vậy là bạn không đến nỗi mất thêm điểm.

5. Hãy gạch bỏ phần sai

Việc làm sai trong lúc thi là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên cách ứng phó của thí sinh khi gặp lỗi sai lại là cách các bạn mất thêm điểm.

Nhiều bạn cố gắng tẩy xóa một vài chỗ bị sai trong phần tính toán, để khi nhìn lại, nó rối như đám rừng. Có bạn lại dùng bút tẩy, trong khi đây là điều tuyệt đối không được sử dụng. Một số bạn khác, sợ gạch đi bị trừ điểm, nên xin giấy và hì hụi ngồi chép lại.

Hãy nhớ, thầy cô chỉ chấm phần đúng, không chấm phần sai trong bài của bạn. Nếu sai phần nào, gạch bỏ phần đó và làm lại. Không cần chép lại nguyên câu khi bạn chỉ sai một bước. Việc đó chỉ làm bạn tốn thêm thời gian và mất bình tĩnh mà thôi.

Điều quan trọng cuối cùng trong bài thi đó là bạn hãy trình bày sạch sẽ, rõ ràng, dễ hiểu, không viết tắt. Và thêm một bí kíp nữa: hãy viết chữ to lên nhé. Các thầy cô chấm bài không thích những bài thi chữ xấu mà lại còn bé tý đâu.

Bùi Nguyễn (tổng hợp)/ Theo GĐVN