Cốc nguyệt san được đưa vào âm đạo trong một khoảng thời gian, có thể gây ra tình trạng sa các cơ quan vùng chậu nếu phụ nữ không sử dụng chúng đúng cách, các chuyên gia đã cảnh báo.

Tình trạng này xảy ra khi các cơ xương chậu yếu đi và không còn có thể hỗ trợ các cơ quan, khiến chúng phình ra khỏi âm đạo.

Hiệp hội Vật lý trị liệu Chartered cho biết, hướng dẫn sử dụng cốc kinh nguyệt không rõ ràng và đi ngược lại với các lời khuyên ngăn ngừa tình trạng sa cơ quan vùng chậu. Cốc nguyệt san có thể đẩy cơ sàn chậu về phía cửa âm đạo của người phụ nữ.

Tình trạng sa tử cung của phụ nữ

Dường như không có cảnh báo về tác dụng phụ tiềm ẩn đối với cốc nguyệt san - thứ gần đây đã trở nên phổ biến như một phương pháp tiết kiệm thời gian và thân thiện với môi trường.

Một số phụ nữ báo cáo, cốc nguyệt san gây ra các vấn đề như đau cơ quan vùng chậu, Hiệp hội Vật lý trị liệu Anh đã cho biết.

Cơ quan này đã kêu gọi các nhà sản xuất cốc nguyệt san đưa ra lời khuyên an toàn hơn và khuyến cáo rằng các loại cốc nguyệt san nên được quy định lại. Tiếc rằng hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về cốc nguyệt san.

Chuyên gia vật lý trị liệu Kate Lough nói với BBC: “Tôi đã xem một số thông tin về một số cốc nguyệt san - đặc biệt là thông tin về việc lấy cốc ra khỏi cơ thể phụ nữ không chính xác và rất khó hiểu.

“Thở ra để làm giãn cơ xương chậu để đưa cốc ra khỏi âm đạo là không chính xác. Ngồi xuống để cho cốc vào cũng không phải là lời khuyên cho cơ xương chậu”.

“Đây là những khuyến cáo chống lại những lời khuyên tránh sa tử cung của phụ nữ”.

Hai người phụ nữ nói trong chương trình Victoria Derbyshire của đài truyền hình rằng, họ đã bị sa tử cung sau khi sử dụng cốc.

Một người nói: “Không có cảnh báo nào nói rằng đây là tác dụng phụ có thể xảy ra. Tôi thực sự đã đọc rất kỹ hướng dẫn, vì vậy tôi nghĩ rằng mình đã làm mọi thứ đúng cách”.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh NHS mô tả cơ quan vùng chậu sa là: "Khi một hoặc nhiều cơ quan trong khung chậu bị sa xuống khỏi vị trí bình thường và phình ra trong âm đạo".

Nó có thể là tử cung, ruột hoặc bàng quang.

Sa tử cung xảy ra khi nhóm cơ và mô thường hỗ trợ các cơ quan vùng chậu, được gọi là sàn chậu, bị suy yếu và không thể giữ các cơ quan ở vị trí vững chắc.

Một số trường hợp suy yếu sàn chậu có thể ảnh hưởng đến việc sinh con, rút ngắn tuổi thọ, thừa cân và không thể nâng đỡ vật nặng.

Các triệu chứng thường có thể được cải thiện với các bài tập sàn chậu và thay đổi lối sống, nhưng đôi khi cần phải điều trị y tế.

Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy, đại đa số phụ nữ không có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ từ cốc nguyệt san.

Một phân tích được công bố vào năm ngoái bởi Tạp chí The Lancet Public Health đã kiểm tra 43 nghiên cứu về cốc nguyệt san. Đánh giá kết luận rằng nhìn chung cốc là một lựa chọn an toàn để trong kỳ kinh nguyệt và đang được sử dụng trên phạm vi quốc tế.    

Cốc nguyệt san hiện đang là giải pháp thay thế thuận tiện cho các sản phẩm vệ sinh dùng một lần.

Một chiếc cốc nguyệt san được làm từ nhựa dẻo và thân thiện với cơ thể. Cốc này được đưa vào âm đạo và người dùng có thể hoạt động thoải mái, thay vì sử dụng tampon hoặc băng vệ sinh.

Cốc này được đưa vào bên dưới cổ tử cung. Nó có thể ở đó trong 4 đến 12 giờ.

Cốc nguyệt san silicon đã được quảng cáo là thân thiện với môi trường và hợp vệ sinh khi chứa máu nguyệt san của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó cũng là sản phẩm khá tiết kiệm cho phụ nữ.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Public Health cho thấy những chiếc cốc có hiệu quả tương đương với tampon.

Cốc nguyệt san ước tính tạo ra chỉ 0,4% chất thải so với băng vệ sinh sử dụng một lần hoặc 6% so với chất thải của tampon. Một người phụ nữ có thể tiêu tốn đến hàng ngàn chiếc băng vệ sinh trong đời, nhưng mất đến hàng trăm năm mới phân hủy được những chiếc băng vệ sinh đó.


Theo Mộc Anh/Đô Thị Mới