Nguyên nhân chảy máu chân răng

Chải răng không đúng cách hoặc vệ sinh răng kém

Khiến vi khuẩn và xác thức ăn thừa bám trên bề mặt răng, hình thành vôi răng. Vôi răng gây tổn thương đến lợi và các tổ chức xung quanh răng, gây nguy cơ sâu răng, viêm lợi và các bệnh răng miệng khác.

Lông bàn chải quá cứng

Lông bàn chải thường ngày bạn dùng quá cứng có nguy cơ gây chảy máu chân răng

Lông bàn chải bạn dùng thường ngày quá cứng hoặc có thói quen dùng tăm thay vì chỉ tơ nha khoa. Nha sĩ khuyên bạn nên chọn mua bàn chải lông mềm và sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy sạch kẽ răng, giúp bạn tránh được những bệnh về răng miệng và tốt cho răng lợi

Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể

Các hoocmon trong cơ thể có sự thay đổi như trong thời kỳ mang thai, hầu như bà mẹ nào cũng mắc chứng chảy máu chân răng.

Thiếu dinh dưỡng và mắc các bệnh về tim mạch

Thiếu dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh về tim mạch

Nguyên nhân viêm lợi có thể do bệnh như tiểu đường, tim mạch,... nhưng phần lớn là do vệ sinh răng miệng kém, nhiều cao răng (do muối khoáng trong nước bọt) đọng trên cổ răng gây viêm lợi, tụt lợi.

Sau khi ăn uống không súc miệng, chải răng sạch, cặn thức ăn đọng trên răng lợi, vi khuẩn tấn công, tạo nên bựa bẩn gây viêm lợi và sâu răng. 

Có thể bạn bị thiếu canxi hoặc vitamin, biếng ăn hay ăn tạp cũng có thể xảy ra tình trạng này.

Trong tất cả các nguyên nhân, nguyên nhân thường gặp nhất là do vôi răng dẫn đến viêm lợi, viêm quanh răng, tụt nướu. Với những trường hợp nặng thì bạn thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn những thức ăn quá nóng hoặc mặn, khi soi gương bạn sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng và nhất là khi chạm vào răng bạn sẽ thấy đau.

Vậy thì bạn muốn chữa khỏi chảy máu chân răng phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị.

Cách điều trị chảy máu chân răng

Dầu đinh hương

Được coi là một trong những bài thuốc dân gian tốt nhất, dầu đinh hương giúp giảm viêm nướu răng và ngăn không cho tình trạng chảy máu nướu tiến triển nặng hơn.

Lấy một chút dầu đinh hương và chà lên nướu hoặc nhai một hoặc hai nhánh đinh hương. Bạn có thể có cảm giác nóng nhẹ nhưng cách này sẽ giúp giảm viêm.

Nha đam

Nha đam có nhiều đặc tính chữa bệnh trong đó là bệnh giảm viêm nướu răng

Nha đam có nhiều đặc tính chữa bệnh và một trong số đó là làm giảm viêm nướu răng, từ đó giúp giảm chảy máu chân răng. Lấy một lượng nhỏ phần thịt trong của lá nha đam và chà lên nướu răng.

Để nguyên phần thịt lá này ở nướu trước khi súc miệng. Các bệnh nhẹ ở nướu có thể được xử lý bằng việc sử dụng nước có nha đam tự nhiên.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa giúp bạn có nụ cười tươi sáng và ngăn không cho các bệnh về răng và nướu tiến triển

Phòng luôn luôn tốt hơn chữa. Vì vậy nếu bạn không muốn đợi đến khi bị viêm mới chăm sóc nướu thì nên bắt đầu đánh răng hai lần/ngày và kết hợp dùng chỉ nha khoa.

Cách này không chỉ giúp bạn có nụ cười trắng sáng mà còn ngăn không cho các bệnh về răng và nướu tiến triển.

Ăn nhiều hoa quả tươi và rau

Ăn nhiều hoa quả tươi giúp lưu thông máu ở răng, làm giảm chảy máu chân răng

Rau và trái cây tươi không chỉ tốt cho sức khỏe chung mà cũng không kém phần quan trọng với sức khỏe răng miệng. Hoa quả và các loại rau giàu vitamin, khoáng chất và ít calo.

Ăn rau sống giúp cải thiện lưu thông máu ở nướu răng, vì vậy làm giảm chảy máu.

Súc miệng nước muối

Một trong những biện pháp đơn giản dễ thực hiện nhất là súc miệng bằng nước muối. Hãy pha nước ấm với một chút muối và súc miệng với nước này 3 lần/ngày để ngăn ngừa chảy máu chân răng.

Súc miệng nước muối ngăn ngừa chảy máu chân răng

Điều trị hoàn toàn

Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu lợi cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa Răng-hàm-mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sỹ.

Chúc các bạn sức khỏe./.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam