Cúm mùa do vi rút gây ra sốt cao cùng những biến chứng nặng khó lường
PGS. TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên (thường là do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C). Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).
Bệnh nhân 48 tuổi này nhập viện Bạch Mai trong tình trạng suy hô hấp, được chẩn đoán viêm phổi cấp và suy đa phủ tạng do nhiễm cúm AH1N1 trên nền bệnh mạn tính.
Thông thường các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi. Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn ... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 - 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 – 41 độ C.
Riêng đối với trẻ nhỏ, theo ThS.BS Đỗ Thiện Hải- Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung, hiểu hiện chung khi trẻ bị cúm là sốt cao, có thể sốt cao liên tục 39 - 40 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Đồng thời, trẻ viêm long đường hô hấp trên như: chảy nước mũi, ho, trẻ lớn sẽ thấy đau rát họng, đặc biệt khi khám thấy họng viêm đỏ rất rõ, một số trẻ có viêm phế quản.
Trẻ khi bị mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3 - 5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trong thời gian trẻ bị cúm, cha mẹ cần chăm sóc tốt cho trẻ, vệ sinh mũi, họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.
Bệnh nhi nhập viện Nhi Trung ương do cúm mùa đang phải điều trị bằng máy thở
Khi điều trị cúm tại nhà cho trẻ cần lưu ý trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, trẻ khó thở tăng, trẻ không chơi thì cần nhập viện sớm để được thăm khám kịp thời.
Bác sĩ Đào Xuân Cơ cho biết thêm, một số trường hợp bệnh nhân mắc cúm có thể tiến triển nặng phải vào viện cấp cứu với biểu hiện sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Đặc biệt là những trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ...
Vì thế, khi có các biểu hiện ho tăng lên, sốt tăng, tức ngực, khó thở khi đã được dùng các thuốc cảm cúm thông thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Cảm lạnh không phải do vi- rút gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến mũi, họng
Trong khi cúm mùa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, thì bệnh lý cảm lạnh nhanh khỏi hơn với những biến chứng đơn giản hơn.
Theo các chuyên gia y tế, cảm lạnh (còn được gọi là cảm, viêm mũi họng, sổ mũi cấp) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi.
Các triệu chứng của cảm lạnh cũng tương tự cảm cúm gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt. Bệnh thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3. Đáng chú ý, các chuyên gia y tế thông kê được hiện có hơn 200 chủng vi rút có liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh, trong đó các chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất.
Cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với vi rút chứ không phải do vi rút gây ra.
Đối với bệnh cảm lạnh, họng sẽ là thứ được tác động đầu tiên, đau hoặc viêm họng. Sau đó 1-2 ngày, chúng có thể biến mất sau đó là triệu chứng khác như: sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi trong chảy nhiều. Nếu cảm lạnh ở mức độ nặng, nước mũi có thể chuyển thành màu vàng hoặc xanh, dịch mũi đặc nếu bị nhiễm trùng. Ngoài ra, đối với trẻ em còn có thể thấy sốt nhẹ.
Người bị cảm lạnh có thể dùng thuốc ho bổ phế Nam Hà KD có có nguồn gốc thảo dược đặc trị giúp giảm triệu chứng ho khan, ho gió, ho có đờm và giảm sưng tấy vòm họng. Đồng thời kết hợp vệ sinh mũi bằng thuốc xịt mũi Coldi- B có hoạt chất kháng viêm, giảm tiết xuất dịch nhầy nước mũi chảy xuống họng.
Khi bị cảm lạnh, người bệnh thường thấy cơ thể bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể thực hiện những công việc, sinh hoạt hàng ngày một cách bình thường.
Những biến chứng khi mắc cảm lạnh có thể là nghẹt mũi và viêm tai giữa. Bệnh cảm lạnh thông thường chỉ kéo dài trong khoảng một tuần, bệnh cũng có thể lây lan cho người khác, nhanh khỏi hơn.
Cách phòng cảm lạnh chủ yếu giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ chuyển lạnh, tránh đồ ăn lạnh, mưa lạnh, rửa tay sạch sẽ và tránh nói chuyện trực tiếp với người mắc bệnh.
3 phương pháp phòng ngừa cúm mùa hiệu quả
Tiêm vắc-xin cúm: Phương pháp phòng cúm mùa hiệu quả nhất theo PGS Đào Xuân Cơ đó là tiêm phòng vắc-xin cúm. Đặc biệt, những người có bệnh lý nền, cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, trẻ nhỏ,… cần tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các chủng cúm đã có vắc - xin. Đây là biện pháp phòng bệnh an toàn, đặc hiệu và kinh tế nhất.
Ngay cả khi vắc-xin không hoàn toàn dự phòng được bệnh cúm cho trẻ, mũi tiêm vẫn có tác dụng làm giảm độ nặng của bệnh và phòng ngừa các biến chứng.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có sức đề kháng kém, dễ trở nặng nếu mắc cúm. Tuy nhiên, vắc xin cúm chưa được chỉ định đối với tuổi này. Do vậy, phụ huynh và người chăm sóc trẻ nhỏ cần tiêm vắc xin để bảo vệ trẻ một cách gián tiếp.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Người dân cần tuân thủ tốt các thói quen vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm trách lây nhiễm sang vật dụng khác, cho người khác.
Cần che miệng bằng tay hoặc giấy khi ho, hắt hơi nhằm tránh lây nhiễm sang người khác
Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Trẻ có bệnh cúm mà không có chỉ định nhập viện cần được cách ly tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.
Tránh chạm bàn tay vào mắt, mũi, miệng để tránh lây lan vi rút.
Rửa và sát trùng các bề mặt vật dụng có khả năng bị lây nhiễm virus bằng cồn 70 độ.
Điều trị thuốc khi có chỉ định: Chỉ định thuốc điều trị cúm sẽ được thực hiện đối với trẻ em được nhập viện. Việc điều trị bằng thuốc sẽ làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và phòng ngừa biến chứng.
Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Cúm không phải là một bệnh nhẹ và lành tính đối với trẻ em. Vắc-xin cúm là một vắc-xin an toàn và hiệu quả cao. Nếu 80% trẻ em được tiêm ngừa cúm, sẽ có đến 61% người dân trong cộng đồng được bảo vệ.
Linh Nhi