Theo số liệu thống kê, tháng 9 xuất khẩu của ngành dệt may đã giảm rõ rệt, tới 11,7% so với tháng 8, đạt 4 tỷ USD. Tại một số thị trường xuất khẩu lớn của ngành đã giảm ngay trong tháng 8, như Mỹ giảm 3%, EU giảm 3,2% và tiếp tục đà suy giảm.

Doanh nghiệp dệt may chịu nhiều áp lực. Ảnh: Báo Nhân Dân
Doanh nghiệp dệt may chịu nhiều áp lực. Ảnh: Báo Nhân Dân

Tình hình trong quý IV/2022 của ngành dệt may rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang thiếu đơn hàng. Hiện chỉ những doanh nghiệp có khách hàng truyền thống đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm, thậm chí cho đầu năm 2023 còn lại hầu hết đang loay hoay tìm nguồn cầu, tình hình này có thể kéo dài đến hết quý I/2023. Cùng đó, đơn giá sụt giảm, nhiều khách đặt hàng đưa ra mức giá chỉ đạt 50%, thậm chí 40% so với mức bình thường.

Thông tin này cũng đã được SSi Research đưa ra: Số lượng đơn đặt hàng của các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước quý IV/2022 đã thấp hơn 25 - 50% so với quý II/2022. Tình trạng này nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Mỹ và EU. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều.

recommended by

VPBANK
Thẻ Step Up tiện lợi, mua sắm giảm giá 30% tại hơn 5000 cửa hàngMỞ THẺ NGAY
Một số doanh nghiệp ngành dệt may đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho quý I/2023, tuy nhiên lượng đơn hàng nhận được vẫn còn rất xa so với công suất hoạt động. Hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Ngay cả những đơn hàng gia công, đơn hàng mà khách hàng chỉ phải trả chi phí nhân công hiện cũng đang bị ép giá.

Những khó khăn trên được xác định là do những thị trường xuất khẩu chính của ngành như Mỹ, EU lạm phát rất cao, cao nhất trong nhiều thập kỷ gần đây lên tới 6-7%, có thời điểm lên tới 9-10% đã ảnh hưởng đến sức tiêu dùng của người dân. Xung đột Nga- Ukraine gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, theo thống kê, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nga chiếm 90-95% tổng kim ngạch trong khu vực này và hiện đang âm 40-42% so với năm trước.

Một nguyên nhân nữa, sau thời gian dịch bệnh kéo dài khách hàng đặt lượng hàng rất lớn, nhất là từ quý IV/2021 đến giữa năm, thậm chí hết tháng 7/2022. Lượng hàng lớn lại gặp thời điểm kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, tiêu thụ giảm rõ rệt đã khiến tồn kho tăng lên.

Cùng với tình trạng sụt giảm đơn hàng, biến động tỷ giá cũng đang tác động nhiều chiều lên doanh nghiệp dệt may. Đồng USD tăng cao so với đồng nội tệ của Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu thu về USD và quy đổi sang nội tệ có lợi, ở chiều ngược lại doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu lại đang bất lợi. Đáng nói, ngành dệt may Việt Nam hiện đang nhập khẩu với tỷ lệ khá lớn nguyên phụ liệu, nhất là vải.

Tuy nhiên, theo ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 9 tháng xuất khẩu của ngành dệt may ước tăng 21%, đạt trên 35 tỷ USD, bình quân đạt 3,8-3,9 tỷ USD/tháng. Nếu thị trường vẫn duy trì trạng thái xấu như hiện nay, ngành dệt may cũng có thể xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD/tháng. Như vậy đến cuối năm, ngành vẫn đạt vẫn có thể đạt mục tiêu 43,5-44 tỷ USD, thậm chí nếu tình hình được cải thiện có thể đạt cao hơn chút.

Theo congly.vn

Nguồn: https://congly.vn/doanh-nghiep-det-may-doi-mat-ap-luc-kep-217796.html