Dự án nhà ở xã hội
Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về Dự án nhà ở xã hội, cập nhật vào ngày: 07/07/2025
Hà Nội cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập, huyện Đan Phượng.
Bộ Xây dựng đề xuất giao quyền cho các địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội, ưu tiên doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực tài chính nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Việc phát triển nhà ở xã hội không thể chỉ dựa vào chính sách hiện tại mà cần những điều chỉnh mang tính đột phá.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, song, những vướng mắc trong triển khai cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội như trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua, bán phức tạp hơn các dự án nhà ở thương mại...
Dự án nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án thực hiện đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn có mức cao nhất áp dụng cho chung cư 20 < số tầng ≤ 24 có 1 tầng hầm.
Ngày 29/8, TPBank ký kết thỏa thuận hợp tác tài trợ giai đoạn đầu tiên là 130 tỷ đồng, đảm bảo chi phí phát triển quỹ đất cho Dự án Nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên do Công ty TNHH TM – XD Lê Thành làm chủ đầu tư.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) có văn bản đề nghị UBND TP.HCM xem xét chưa nên ban hành Bảng giá đất áp dụng từ 1/8/2024 mà nên tập trung xây dựng "Bảng giá đất lần đầu" áp dụng từ 1/1/2026.
Một số khó khăn, vướng mắc hiện tại trong quá trình xây dựng dự án nhà ở xã hội sẽ được tháo gỡ khi Luật Nhà ở 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.
Nghị định số 100/2024/NĐ-CP mới ban hành có quy định, người độc thân thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng, người đã kết hôn tổng thu nhập không quá 30 triệu đồng/tháng sẽ được hưởng hỗ trợ khi mua nhà ở xã hội.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, từ trung tuần tháng 3/2024 đến nay, cả nước đã có thêm 4 dự án nhà ở xã hội với quy mô 6.950 căn, nâng tổng quỹ căn nhà ở xã hội lên 418.200 căn.
Bộ Xây dựng cho biết, 108 dự án nhà ở xã hội với quy mô 47.532 căn đã được các địa phương đăng ký hoàn thành xây dựng trong năm 2024. Điều này dự kiến sẽ giúp nguồn cung nhà ở xã hội "bùng nổ" trong năm nay.
Lâu nay vẫn tồn tại nghịch lý: Nhà ở xã hội thiếu trầm trọng nhưng tại không ít nơi lại không có người mua. Nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng trên có lẽ chính là ở tính chất "nửa nạc nửa mỡ" của loại hình này.
Tại những thị trường bất động sản đắt đỏ như Singapore hay Hồng Kông (Trung Quốc), những biện pháp siết chặt đã được thực thi nhằm ngăn chặn sự bùng nổ của loại hình chung cư “hộp giày” hay “căn hộ chia nhỏ”.
TP.HCM hiện có 9 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai với kỳ vọng tăng nguồn cung nhà ở cho Thành phố sau nhiều năm khan hiếm, tạo được dòng tiền cho các doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Đổi mới tư duy trong xây dựng Luật Nhà ở
Luật Đất đai (sửa đổi) đã mạnh dạn tháo gỡ “điểm nghẽn” khung giá đất để khởi thông nguồn lực đất đai thì việc xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng cần gắn với những tư duy mới tương ứng về kiến tạo, phát triển.