Trả lời cho câu hỏi này, TS Cấn Văn Lực cho hay, hiện có 4 vấn đề về Fintech. Thứ nhất, xu thế 4.0 và fintech các định chế tài hính các Ngân hàng thương mại đã nhận diện ra và thực tế đã hợp tác với nhau mong muốn tạo ra hệ sinh thái tốt hơn. Fintech dù là một xu thế mới nhưng theo ông Lực, tất cả đều cần hướng đến lợi ích của khách hàng, của doanh nghiệp.
Các ứng dụng công nghệ từ Fintech hay hợp tác, phát triển cùng Fintech theo ông Lực cần phát triển theo xu hướng đơn giản, an toàn và cùng nhau phát triển.
Ông Lực chia sẻ, có 3 phương thúc để các Ngân hàng thương mại trao đổi với fintech, đó là hợp tác, hoặc là cạnh tranh sòng phẳng và thứ 3 là phối kết hợp góp phần tạo hệ sinh thái cho khách hàng bản thân và doanh nghiệp.
Trong khi đó quốc tế thường niên về chủ đề “Ngân hàng và Fintech: Cơ hội và thách thức”hát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, với tầm quan trọng và những cơ hội, tiện ích mà Fintech đưa lại như khả năng tối ưu hóa tiện ích, tiết giảm chi phí, tạo ra những giá trị và trải nghiệm mới cho người sử dụng, Fintech được nhận định sẽ là xu hướng phát triển tất yếu trong hoạt động tài chính ngân hàng trên phạm vi toàn cầu.
Đồng thời Fintech được dự báo sẽ mang lại cơ hội hợp tác phát triển cũng như những thách thức đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Việc nắm bắt được những tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng sẽ là tiền đề quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng và Fintech kiến tạo nên một thị trường tài chính phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả trong tương lai.
Trên thực tế, trong những năm qua, NHNN đã và đang chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường của họ.
Cụ thể, từ năm 2008, NHNN đã nghiên cứu và cho phép nhiều công ty không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở thí điểm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Đến nay, sau khi thiết lập khuôn khổ pháp lý tương đối rõ ràng, NHNN đã cấp phép hoạt động chính thức cho 20 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Bên cạnh những loại hình Fintech trong lĩnh vực thanh toán, Việt Nam còn có những doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: gọi vốn, dịch vụ cho vay trực tuyến, chuyển tiền, quản lý dữ liệu tài chính cá nhân…
Trả lời câu hỏi về quan điểm và định hướng của Ngân hàng Nhà nước về việc xây ựng cơ chế chính sách pháp luật thúc đẩy thanh toán di động trong thời gian tới, ông Nguyễn Kim Anh cho hay, thanh toán di động là điều hết ức cần thiết trong sự hội nhập và phát triển công nghệ 4.0 hiện nay.
Theo đó, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ chú trọng thực hiện, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ với việc ban hành quy chuẩn cho thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán QR COD, ...