Giám đốc điều hành Gazprom Aleksey Miller mới đây cho biết, một số quốc gia EU, trước đây khẳng định đã ngừng hoàn toàn việc mua khí đốt của Nga, trên thực tế hiện vẫn đang nhận nguồn cung cấp nhiên liệu từ Moscow.

Mặc dù ông Miller không nêu tên quốc gia nào trong số 27 nước EU đang tiếp tục nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga, nhưng nói rằng Nga hiện đang vận chuyển khí đốt tự nhiên qua Ukraine đến trung tâm Baumgarten của Áo - một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu.

"Đây là một trung tâm rất lớn của châu Âu chuyên cung cấp khí đốt cho các quốc gia khác trên khắp EU" - ông Miller nói, đồng thời nhấn mạnh, khí đốt của Nga vẫn "chảy vào" thị trường châu Âu với khối lượng không hề nhỏ". Nhiên liệu này "được tiêu thụ ngay cả bởi những quốc gia tuyên bố rằng thị trường quốc gia của họ không có khí đốt".

Trong khi đó, việc sử dụng khí đốt từ các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất (UGS) đã vượt quá lượng khí được thêm vào các cơ sở này ở hầu hết các nước châu Âu khi châu lục này bắt đầu mùa sưởi ấm với trữ lượng khí đốt kỷ lục gần 100% - hãng thông tấn Nga Tass đưa tin.

Giá gas hôm nay ngày 1311
 

Theo dữ liệu do Cơ sở hạ tầng khí đốt Châu Âu (GIE) cung cấp, lượng khí đốt được rút ra từ các cơ sở UGS của Châu Âu lên tới 75 triệu m3 vào ngày 8/11. Trong khi đó, các nước Châu Âu chỉ đưa tổng cộng 27 triệu m3 vào các kho dự trữ của mình.

Theo Tass, gã khổng lồ năng lượng Nga Gazprom vẫn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine với khối lượng 42,4 triệu m3 mỗi ngày.

Các cơ sở UGS của Châu Âu hiện đã được lấp đầy ở mức 99,57% (cao hơn 9,89 điểm phần trăm so với mức trung bình tính đến thời điểm này trong 5 năm qua), với 109,77 tỷ m3 khí đốt được lưu trữ trong đó. Đây là mức dự trữ khí đốt cao nhất mọi thời đại.

Các nước châu Âu đã thành công trong việc lấp đầy các cơ sở UGS của họ bằng khí đốt ở mức mục tiêu là 90% cho mùa sưởi ấm sắp tới ngay từ giữa tháng 8, trong khi Ủy ban châu Âu trước đó dự kiến chỉ đạt được mức này vào tháng 11.

Các nhà phân tích và chuyên gia trong ngành đã nói với Bloomberg hồi đầu tháng này rằng nhu cầu khí đốt của châu Âu có thể bắt đầu tăng vào mùa Đông này với mức tiêu thụ điện cao hơn ở các thị trường lớn và giảm bớt sự suy giảm nhu cầu công nghiệp ở khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Tại thị trường trong nước, kể từ ngày 1/11/2023, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tại thị trường Hà Nội là 438.300 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.753.000 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt tăng 4.020 đồng/bình 12kg và 15.880 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT).

Trong khi đó, các đơn vị đầu mối kinh doanh, phân phối mặt hàng gas tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam cũng công bố giá gas tháng 11/2023 tăng 334 đồng/kg tương đương 4.000 đồng/bình 12kg so với tháng 10 của năm nay. Như vậy, mức giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại khu vực phía Nam sẽ dao động ở mức 467.000 đồng/bình 12kg.

Với thương hiệu City Petro, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp này tăng 4.000 đồng loại bình gas 12kg, 17.000 đồng đối với bình gas 50kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng đối với loại bình gas 12kg của hãng này là 468.000 đồng sau tăng giá.

Tại Công ty cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam - PV gas LPG miền Nam, giá gas của hãng tăng 415 đồng/kg (đã bao gồm VAT) so với tháng 10, tương đương 5.000 đồng/bình 12kg và 18.765 đồng/bình 45kg.

Nguyên nhân giá gas bán lẻ trong nước tháng 11/2023 tăng là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 11 ở mức 615 USD/tấn, tăng 7,5 USD/tấn so với tháng 10.

Cẩm Tú

Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/gia-gas-hom-nay-1311-thi-truong-the-gioi-tang-242-111902.html