Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi dứt đà giảm, duy trì trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg.Tại các tỉnh, thành Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Nội, heo hơi được thương lái thu mua cùng mức 56.000 đồng/kg.

Giá heo hơi giảm ở miền Trung
Giá heo hơi giảm ở miền Trung

Các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang có cùng giá thu mua là 57.000 đồng/kg.Bắc Giang tiếp tục được ghi nhận có giá cao nhất khu vực, ở mức 58.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc duy trì trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg.

Theo khảo sát, giá heo hơi tại thị trường miền Trung, Tây nguyên tiếp tục giảm một giá so với hôm qua.

Cụ thể, giá giao dịch tại Nghệ An và Hà Tĩnh cùng ở mức 55.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 đồng/kg.Hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cùng điều chỉnh giá thu mua giảm 1.000 đồng/kg, về mức 58.000 đồng/kg, ngang với các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Khánh Hoà.

Đắk Lắk tiếp tục là địa phương có giá thu mua bán heo hơi thấp nhất khu vực, chỉ 53.000 đồng/kg.Các tỉnh thành khách có giá đứng yên trong khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg.

Các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau và Tiền Giang có cùng mức giao dịch là 56.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu và An Giang, thương lái đang thu mua heo hơi cùng mức 57.000 đồng/kg.Các tỉnh khác có giá không đổi trong khoảng 53.000 - 55.000 đồng/kg. Duy chỉ có Sóc Trăng là tăng 1.000 đồng/kg lên mức 52.000 đồng/kg trong hôm nay. Giá heo hơi ở khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 52.000 - 57.000 đồng/kg.

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 275/KH-UBND ngày 25/10/2022 về hành động thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, về mục tiêu giai đoạn 2022-2030, thành phố Hà Nội sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; phấn đấu giá trị sản phẩm chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm 70% giá trị sản xuất chăn nuôi toàn thành phố; tốc độ, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng trung bình 4,5-5,5%/năm; thu nhập từ sản xuất chăn nuôi tăng tối thiểu 4-5%/năm.

Phấn đấu đến năm 2025, chấm dứt hoàn toàn hoạt động chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép; giảm dưới 40% tỷ lệ chăn nuôi trong khu dân cư, dịch chuyển chăn nuôi gia súc lớn phát triển theo hướng trang trại xa khu dân cư bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong trang trại.

Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm gia súc, gia cầm tại các vùng xa trung tâm Thủ đô; 70% sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội được sản xuất theo các chuỗi khép kín, chuỗi liên kết.

Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối để xây dựng các chuỗi khép kín và chuỗi liên kết, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hệ thống giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng các dây chuyền công nghiệp, bán công nghiệp hiện đại, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Hà Nội sẽ phát triển chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, giết mổ, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu 80% sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo các chuỗi khép kín, chuỗi liên kết.

Theo Phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/gia-heo-hoi-mien-trung-tiep-tuc-giam-310064.html