Hôm nay, thị trường heo hơi tại khu vực miền Bắc điều chỉnh giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại một số địa phương. Khảo sát cho thấy, heo hơi tại tỉnh Vĩnh Phúc được thu mua với giá 60.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Tại hai tỉnh Ninh Bình và Hưng Yên, giá heo hơi giảm 2.000 đồng/kg lần lượt xuống còn 58.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.
Hiện, Bắc Giang và Thái Bình là hai địa phương thu mua heo hơi với mức giá cao nhất khu vực - 63.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền khu vực Bắc dao động trong khoảng 58.000 - 63.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên nhìn chung ổn định trong hôm nay. Theo đó, thương lái tại tỉnh Quảng Bình tiếp tục thu mua heo hơi với giá 61.000 đồng/kg, cùng với Quảng Trị, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Ninh Thuận tiếp tục là tỉnh có giá heo hơi thấp nhất khu vực với mức 56.000 đồng/kg. Riêng tại tỉnh Bình Thuận, giá thu mua được điều chỉnh giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua xuống còn 58.000 đồng/kg. Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Trong đó, tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang cùng điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg, hiện đang thu mua tại mức tương ứng là 55.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng và Bến Tre đang được giao dịch cùng mức 58.000 đồng/kg sau khi tăng 2.000 đồng/kg. Trong khi đó, thương lái tại các tỉnh thành khác vẫn thu mua heo hơi với giá ổn định trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg. Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 55.000 - 61.000 đồng/kg.
Nhiều người chăn nuôi tại Hưng Yên, Hà Nam, Phú Thọ, Thái Bình… cũng tỏ ra lo ngại khi giá lợn hơi “lên xuống bất thường như chứng khoán”. Tuy nhiên, anh Nguyễn Thế Anh (Ứng Hòa - Hà Nội) tin tưởng, giá lợn hơi sẽ không thể giảm sâu bởi nguồn lợn thịt đã trở về cân đối với nhu cầu tiêu thụ. Thậm chí, nếu Trung Quốc mở cửa, giá lợn hơi sẽ tăng cao hơn nữa.
Diễn biến thịt lợn trên thị trường mấy ngày vừa qua cũng bộc lộ nhiều điểm cho thấy xu hướng tăng giá không thiếu bền vững. Sự tăng – giảm không ổn định, khó dự đoán và đây là nguyên nhân khiến người chăn nuôi có nên tái đàn.
Ông Hoàng Nam – người chăn nuôi tại thị trấn Trại Cau, Thái Nguyên, cho biết: “Anh sợ rồi, vừa rồi có hơn 100 con mà bán thống bán tháo mãi không hết. Không tìm đâu ra chỗ tiêu thụ, gọi thương lái quen họ cũng lắc đầu và chỉ mua với số lượng 5-10 con/lần với tinh thần hỗ trợ nhau lúc khó khăn. Gia đình còn mổ lợn đem ra chợ bán rẻ mà hôm nào cũng thừa vì nhiều hộ cũng làm như vậy. Thế nên anh chưa sẵn sàng tái đàn như mọi năm. Còn mấy con lợn nái, lợn giống nuôi cầm chừng để có nguồn thu”.
Anh Văn Định – Bình Lục, Hà Nam cho hay: “Vợ chồng anh đang lo không biết có nên tái đàn không, vì giá lợn đúng là có nhích lên nhưng lại giảm xuống, không ổn định. Bây giờ mà tái đàn lại phải tính đến các chi phí từ vệ sinh, điện đóm, tiền thức ăn… nhiều lúc đau đầu, chẳng may lại rơi vào cảnh như vừa rồi có mà phá sản”.
Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/gia-heo-hoi-610-tang-giam-trai-chieu-o-hai-mien-nam-bac-307414.html