Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi không ghi nhận quá nhiều thay đổi mới về giá so với ngày hôm qua. Mức giao dịch cao nhất trong khu vực hiện đang là 67.000 đồng/kg, được chứng kiến tại các tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ và Thái Bình.
Hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Nội đang thu mua heo hơi lần lượt ở mức 62.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.Riêng tỉnh Thái Nguyên hạ nhẹ một giá xuống còn 65.000 đồng/kg, ngang bằng với các tỉnh còn lại. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên đồng loạt đi ngang trên diện rộng.
Hiện tại, mức giá thu mua heo hơi cao nhất được ghi nhận tại Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định là 65.000 đồng/kg.
Thấp hơn một đến hai giá ở mức 63.000 đồng/kg và 64.000 đồng/kg gồm có Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Khánh Hòa. Thương lái ở các tỉnh còn lại vẫn giao dịch ổn định trong khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg. Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 58.000 - 65.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá heo hơi điều chỉnh giảm cao nhất 2.000 đồng/kg. Cụ thể, hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước cùng đưa giao dịch xuống chung mốc 60.000 đồng/kg sau khi giảm lần lượt 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Thương lái tại Tây Ninh tiếp tục thu mua heo hơi với giá thấp nhất khu vực là 58.000 đồng/kg. Trong khi đó, mức giá cao nhất được ghi nhận tại Long An là 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Sau tháng 7 âm lịch đến nay, sức tiêu thụ thịt heo vẫn chưa được cải thiện do xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân. Theo các doanh nghiệp và hiệp hội chăn nuôi, thị trường nhìn chung ổn định về giá cả với xu hướng tái đàn tăng để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi mà giá nông sản thế giới có khả năng tăng cao trong các tháng tới gây sức ép cho các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất thức ăn chăn nuôi
Do đó, để bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp và nhà máy cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường nông sản thế giới, có công cụ phòng hộ giá thích hợp để có thể chốt giá nhập tại các thời điểm hợp lý.
Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Chăn nuôi là 1 trong 4 ngành có sản phẩm tạo ra giá trị lớn trong nông nghiệp, chiếm gần 6% GDP hàng năm. Với dân số gần 100 triệu người, dư địa phát triển ngành chăn nuôi nước ta còn rất lớn”.
Hiện, cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước đều phát triển toàn diện nên tốc độ phát triển chăn nuôi vẫn đạt từ 4-5%. Trong vài năm nữa, chăn nuôi Việt Nam sẽ có bước chuyển mạnh mẽ hơn.
Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/gia-heo-hoi-179-khu-vuc-phia-nam-tiep-tuc-giam-305370.html