Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 2022 là năm thách thức của ngành khi đứng trước sức ép kinh tế toàn cầu suy giảm, lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế lớn khiến cầu hàng dệt may sụt giảm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2023 – 2025 và xây dựng tầm nhìn đến năm 2030 thì ngành dệt may đưa ra 5 giải pháp. Trong đó quan trọng nhất là xây dựng chiến lược chung cho ngành trong dài hạn. Theo đó, để phát triển theo mục tiêu xanh và bền vững, Hiệp hội dệt may đã trình Bộ Công Thương và Chính phủ xây dựng chiến lược dệt may. Bởi vì có chiến lược, mới có đường hướng đi, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể cho mục tiêu phát triển bền vững.

Từ chiến lược chung, thì từng doanh nghiệp sẽ đưa ra những giải pháp để bắt kịp cái xu thế, đặc biệt là những đòi hỏi của các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Bây giờ kể cả Trung Quốc họ cũng bắt đưa ra những chính sách về phát triển bền vững.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có nguồn tài chính để đầu tư. Ngành dệt may cũng đã có kiến nghị với Chính phủ là trong chiến lược dệt may Việt Nam thì tài chính cho đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo tính chất môi trường cho các khu công nghiệp đạt chuẩn mực để chúng ta kêu gọi đầu tư.

Cùng với đó, để đạt được mục tiêu xanh hóa dệt may thì cộng đồng các doanh nghiệp, đứng đầu là Hiệp hội dệt may Việt Nam luôn luôn xuyên suốt xây dựng những giải pháp và đưa ra những đòi hỏi từ các nhãn hàng và các nhà nhập khẩu. Từ đó doanh nghiệp chủ động thích ứng được với việc đầu tư các cơ sở vật chất và hạ tầng, cũng như đầu tư vào con người để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các cái nhãn hàng cũng như là các doanh nghiệp của ngành may toàn cầu.

Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp phải đưa ra cho mình một cái lộ trình riêng cho mình theo từng năm. 2023 chúng ta sẽ bước đi trên con đường của mỗi doanh nghiệp đi như thế nào để bắt kịp xu thế 2024 - 2025 và tầm nhìn 2030 thì để chương trình phát triển bền vững và xanh hóa.

Cũng theo ông Giang, hiện ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp đã đạt các chuẩn mực này rồi. Cụ thể như Tổng công ty cổ phần may trách nhiệm hữu hạn may Tân Đệ ở tỉnh Thái Bình. Đến doanh nghiệp này, đứng ngoài đường nhìn vào chúng ta nhìn thấy một một khu rừng nhưng vào bên trong họ có một nhà máy 19.000 lao động. Họ có 7 khu vực, mỗi khu vực gần 10ha. Họ đầu tư hạ tầng đạt các chuẩn mực về xanh hóa, đạt tất cả chuẩn mực về môi trường, về sử dụng nguồn nước sạch, nguồn nước tái tạo lại để phục vụ cho cái việc phát triển bền vững.

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải quan tâm đến phát triển trên cơ sở tính minh bạch, phát triển phải đi đôi với bảo vệ, bảo đảm sự minh bạch của từng doanh nghiệp. 

Theo congly.vn

Nguồn: https://congly.vn/giai-phap-cho-xuat-khau-det-may-trong-giai-doan-2023-2025-220410.html