Để triển khai các nhiệm vụ cấp bách bảo đảm TT,ATGT đường sắt, tăng cường công tác phối hợp đảm bảo trật tự ATGT tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, Thường trực Ban ATGT Thành phố đề nghị Công an Thành phố: Tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đảm bảo TT, ATGT, đặc biệt là tình trạng vi phạm quy tắc giao thông tại nơi giao cắt giữa đường bộ và đường sắt như: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cố tình vượt qua đường ngang đường sắt khi đã có tín hiệu cảnh báo tầu đang đến, cần chắn tự động đã hạ xuống, dàn chắn, cần chắn đã đóng, không tuân thủ hiệu lệnh của người chắn gác tại các đường ngang giao cắt đưòng sắt khi có tầu đi qua,... Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về TT,ATGT đường sắt, đặc biệt qua hệ thống loa phát thanh tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội tăng cường công tác trực cảnh giới tại 17 lối đi tự mở và đường ngang có nguy cơ mất ATGT; Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với CATP, các đơn vị đường sắt, UBND các quận huyện có đường sắt đi qua tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đảm bảo trật tự ATGT đường sắt; phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo TT,ATGT tại 17 vị trí đường ngang giao cắt đường sắt Sở GTVT tổ chức trực cảnh giới.
Bên cạnh đó, chỉ đạo Văn phòng Ban ATGT tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đường sắt đến các tầng lớp nhân dân; phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến đến cấp cơ sở, khu dân cư Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, nhất là các quy tắc giao thông đường bộ khi vượt qua đường sắt; phát huy và nhân rộng các mô hình tự quản trong đảm bảo TT,ATGT đường sắt.
UBND các quận, huyện có đường sắt đi qua: Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về đảm bảo trật tự ATGT đường sắt, đặc biệt là tình trạng mở lại lối đi tự mở đã được đóng, nhổ bỏ cọc thu hẹp lối đi tự mở, lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt, điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cố tình vượt qua đường ngang đường sắt khi đã có tín hiệu cảnh báo tầu đang đến, cần chắn tự động đã hạ xuống, dàn chắn, cần chắn đã đóng, không giảm tốc độ khi đi qua đường ngang.
Chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành rà soát, xây dựng lộ trình giảm dần, xóa bỏ các lối đi tự mở trong phạm vi quản lý thuộc trách nhiệm của Chính quyền địa phương theo quy định; Tiếp tục giao trách nhiệm ngưòi đứng đầu địa phưong nơi có đường sắt đi qua trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đảm bảo TT,ATGT đã được phân công tại Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng phát sinh thêm lối đi tự mở, lấn chiếm hành lang hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang ATGT đường sắt.
Khi làm thủ tục cấp đất cho doanh nghiệp và người dân cần tính đến phương án đảm bảo ATGT khi đưa vào khai thác theo quy định của pháp luật về đường sắt, khi quy hoạch các khu dân cư cần lưu ý để không vi phạm đến hành lang ATGT đường sắt.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 21-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến đến cấp cơ sở, khu dân cư Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, nhất là các quy tắc giao thông đường bộ khi vượt qua đường sắt; phát huy và nhân rộng các mô hình tự quản trong đảm bảo TT,ATGT đường sắt; phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan trong việc khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông đường sắt.