Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. 

Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá "cũ kỹ".

Dưới đây hướng dẫn bạn cách phân biệt nấm và các loại rau củ quả bị nhiễm bẩn nhanh và hiểu quả nhất

1. Phân biệt nấm có hóa chất hay không

Để phân biệt nấm có hóa chất hay không chúng ta chỉ cần bóp nấm dập ra một chút, đưa lên mũi sẽ dễ nhận thất được mùi hắc hắc của hóa chất hoặc mùi thơm đặc trưng của nấm.

Bên cạnh đó khi ăn nấm sạch có hóa chất sẽ có độ “nhớt nhớt”, thậm chí hơi có vị chua một chút. Nấm sạch chỉ để được 3-4 ngày, sau thời gian này nấm không chứa hóa chất sẽ dễ bị hỏng.

Trong khi đó nấm có chứa hóa chất (thường được ngâm trong axit citric) có thể giúp bảo quản tới 1 năm.

2. Rau muống

 

Thân rau muống to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen do bị bón nhiều đạm hoặc phân bón.

Rau muống khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.

Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

Rau muống ngon nhất vào khoảng tháng 4, 5, 6. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn hơn hẳn. Nếu ngắt cuống sẽ có vệt nhựa loãng.

3. Mướp đắng

Cách dùng mắt thường phân biệt mướp đắng nhiễm hóa chất

Cách dùng mắt thường phân biệt mướp đắng nhiễm hóa chất

Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.

4. Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván)

ậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ.

Đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ là những đậu an toàn.

Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do được bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá.

Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly. Bạn nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ.

5. Rau bí

au bí có lóng dài, dây cuốn to và đặc biệt ít lông tơ, lá bí màu nhợt nhạt thì không nên mua

Rau bí có lóng dài, dây cuốn to và đặc biệt ít lông tơ, lá bí màu nhợt nhạt thì không nên mua

Theo lời kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ 'sành ăn', những loại rau bí có lóng dài, dây cuốn to và đặc biệt ít lông tơ, lá bí màu nhợt nhạt thì không nên mua vì đây là loại rau được bón quá nhiều đạm và thu hoạch khi chưa đủ thời gian cách ly.

Các bà nội trợ nên mua loại rau bí có lá xanh đậm, khoảng cách giữ các lóng gần nhau và ngọn bí có nhiều lông.

6. Cà chua

Cà chua chín tự nhiên có màu không đều nhau

Cà chua chín tự nhiên có màu không đều nhau

Cà chua chín tự nhiên sẽ không có màu đỏ tươi đồng đều mà sẽ chín lấm tấm chỗ vàng chỗ đỏ, thậm chí chỗ còn màu hơi xanh.

Hơn nữa, cà chua sạch vẫn còn cuống do không trải qua quá trình ngâm hóa chất. Một điểm dễ nhận biết nữa là khi nấu, phần thịt của cà chua chín ép không được bở tơi ra mà vẫn cứng ngược lại với quả không ngâm hóa chất, thịt có màu đỏ tươi và không bị xơ cứng khi nấu.

7. Rau cần

Nên tránh xa các loại rau cần có thân trắng nõn nà

Nên tránh xa các loại rau cần có thân trắng nõn nà

Nên tránh xa các loại rau cần có thân trắng nõn nà, phình to bất thường và ngó trắng đến mức 'non nớt' vì rau này đã được tưới phân (phân đạm, phân tươi, phân chuồng) quá mức cho phép. 

Nếu ăn rau bẩn người tiêu dùng rất dễ mắc giun sán hoặc bị tiêu chảy.

8. Rau ngót

au ngót thì chớ dại chọn những bó rau có lá to, xanh mướt, lá rau mỏng

Rau ngót thì chớ dại chọn những bó rau có lá to, xanh mướt, lá rau mỏng là những rau không an toàn

Các chị em khi đi mua rau ngót thì chớ dại chọn những bó rau có lá to, xanh mướt, lá rau mỏng. Thay vào đó hãy chọn loại rau có lá sẫm màu, dày lá.

9. Rau cải

non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp là loại rau mà bạn không nên mua

Rau non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp là loại rau mà bạn không nên mua

Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.

Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

10.  Giá đỗ

Bạn nên chọn những cọng giá dài, mỏng và có rễ dài, lá mầm là loại rau sạch được ngâm ủ tự nhiên

Bạn nên chọn những cọng giá dài, mỏng và có rễ dài, lá mầm là loại rau sạch được ngâm ủ tự nhiên

Đây là loại thực phẩm được ưa chuộng và dùng trong nhiều món ăn khác nhau, nhất là vào mùa hè nóng nực, loại rau này có tính thanh nhiệt, cực tốt cho sức khoẻ.

Tuy nhiên, giá đỗ cũng là loại rau được người trồng ngâm ủ hoá chất kích thích nảy mầm rất khó tránh khỏi.

 Khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường.

Vì vậy, những cây giá đỗ sẽ có kích thước mập mạp hơn bình thường, cọng giá tròn lẳn, không có rễ hoặc rễ rất ngắn. Khi xào nấu lên, nước có màu đục trắng.

Bà nội trợ thông thái khi chọn mua giá đỗ nên chọn những loại giá thân nhỏ, dàu, nhiều rễ và có lá mầm trắng. Đây là những loại giá được ủ nảy mầm tự nhiên không có hóa chất, an toàn cho sức khoẻ.

Theo Thúy Hà/Gia Đình Việt Nam