Hướng dẫn cách xử lý khi bị ong đốt
Khi bị ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong ngay trong 30 phút đầu tiên. Nguy cơ tử vong không tùy thuộc vào lượng nọc độc và phản ứng của cơ thể.
Biểu hiện khi bị ong đốt:
- Nạn nhân bị mẩn ngứa, đau, sưng nề vùng bị ong đốt.
- Nạn nhân có thể có các biểu hiện sốc phản vệ như khó thở, thở rít, da tím tái, đau bụng, nôn, tụt huyết áp, tiêu chảy. Nạn nhân suy sụp rất nhanh, có nguy cơ bị suy hô hấp, trụy tim mạch rồi tử vong.
Cách sơ cứu khi bị ong đốt
Khi gặp nạn nhân bị ong đốt, bạn cần phải bình tĩnh và nhanh chóng làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Đặt đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.
- Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng như cồn hoặc oxy già, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng. Nếu bắt được ong thì cần giảm nọc độc bằng cách lấy ngòi còn lại, băng ép chỗ bị đốt, nới 30 giây mỗi 3-5 phút.
- Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đốt. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
- Cho nạn nhân uống nước để thải bớt độc tố.
Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn. Trong trường hợp nạn nhân bị tấn công bởi quá nhiều ong cần phải cố định nạn nhân và di chuyển càng nhanh càng tốt tới cơ sở ý tế hoặc bệnh viện gần nhất.
Video hướng dẫn cách xử lý khi bị ong đốt: