Khánh Hòa: Rà soát các dự án phân lô bán nền trái phép
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản Khẩn chỉ đạo các Sở, ban ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố kiểm soát tình trạng phân lô bán nền trái phép trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, ngày 19/7/2019, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cũng có văn bản báo cáo UBND tỉnh về tình trạng tự phân lô bán nền trái phép.
Văn bản của Sở Xây dựng nêu rõ: Trong thời gian gần đây có nhiều tờ rơi quảng cáo, cũng như trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về “mở bán đất nền khu dân cư” với nhiều tên gọi khác nhau như: “Khu dân cư Phú Quý”, “Khu dân cư Đại Phú Quý”, Khu dân cư cao cấp Nam Vân Phong”...
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát, Sở Xây dựng phát hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay không có bất kỳ dự án nhà ở nào có tên gọi như nêu ở trên mà chỉ là đất của các các nhân.
Cũng theo Sở Xây dựng, hiện nay đang có tình trạng một số cá nhân, tổ chức tự đặt tên dự án cho khu đất tự phân lô nhằm gây sự chú ý của người có nhu cầu; nguồn gốc khu đất là đất nông nghiệp, được đối tượng nhận chuyến nhượng, sau đó thực hiện tách thửa đất, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở để chuyển nhượng cho khách hàng...
Lợi dụng sự thiếu hiển biết của người dân mà nhiều người đã thông tin, quảng cáo không đúng sự thật
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Có phải lời giải tối ưu cho thị trường vốn?
Thời gian vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đang đua phát hành trái phiếu với lãi suất cao, rất hấp dẫn đã tạo thêm cho thị trường vốn một mảnh “đất bồi” cho cả 3 bên là doanh nghiệp – tổ chức tài chính – trái chủ.
Soi lại phong trào phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản thời gian vừa qua có thể thấy, chưa bao giờ thị trường bất động sản lại có cơ hội tự tạo ra dòng vốn gần như “bất tận” để cung ứng kịp thời nguồn vốn phát triển ngành địa ốc cao điểm như hiện nay.
Trước làn sóng phát hành trái phiếu nở rộ, chuyên gia tài chính TS. Bùi Quang Tín cho rằng, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu hay phát hành cổ phiếu, đây là “điểm tựa mới” giúp doanh nghiệp có vốn trung, dài hạn chứ không chỉ là vốn ngắn hạn từ ngân hàng.
Nhìn từ góc độ tích cực, phải thừa nhận rằng những đợt phát hành trái phiếu đã mang lại cơ hội cho cả ba bên trong bối cảnh thị trường chứng khoán đi vào vùng trũng khó huy động vốn cũng như kiếm lời còn ngân hàng thì đang đi vào lộ trình siết tín dụng bất động sản.
Đảo ngập Phú Quốc - Nhìn từ cái ao làng
Mấy hôm nay, việc đảo Phú Quốc, nơi được mệnh danh là Đảo Ngọc, chìm trong nước, biến thành “đảo ngập” trở thành chuyện nóng bởi số phận của hàng nghìn con người phải lặn ngòi ngoi ngóp giữa biển nước. Sau trận mưa tiếp theo ngày 9/8, cả thị trấn Dương Đông gần như "thất thủ", toàn đảo có trên 8.400 căn nhà bị ngập, riêng thị trấn Dương Đông có trên 4.000 căn nhà bị ngập, có nơi ngập sâu tới 2 mét nước.
Vẫn biết nắng mưa là chuyện của trời; nhưng một hòn đào nằm giữa biển khơi, bốn bề là nước mà lại lụt kéo dài như thế thì cũng là chuyện không thể không bàn. Hơn nữa, thị trấn Dương Đông điểm xa nhất cách biển cũng chỉ khoảng 5km, mưa to thì cũng chỉ nhất thời rồi nước mưa sẽ nhanh chóng thoát ra biển; ấy vậy mà ngập nặng như thế thì lại là chuyện không hẳn tại trời.
...
Nói như thế hẳn bạn đọc đã hình dung ra, trong thời gian lên cơn sốt “đặc khu”, Phú Quốc đã thành thỏi nam châm thu hút đầu tư với các dự án như bươm bướm để biến mình thành đại công trường với tốc độ đô thị hóa và bê tông hóa nhanh kỷ lục. Hiển nhiên các dự án ấy toàn án ngữ mặt biển và cũng chẳng biết theo quy hoạch cốt nền hay quy hoạch thoát nước nào nên đã biến thành bức tường quây lấy đảo, biến lòng chảo bên trong thành cái rốn nước không lối thoát. Những con đường mới mở hay nâng cấp trong đảo lại vô tình trở thành những con đê chắn ngang dòng chảy tự nhiên. Như vậy thì nước có mà thoát… lên trời và không lụt mới là lạ. Và cuối cùng là người dân gánh chịu.
Ngập ở Phú Quốc những ngày qua
Nhiều công ty 'dính' Alibaba, cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho Bộ Công an
Cục Thuế tỉnh Đồng Nai cho biết phát hiện 10 công ty kinh doanh bất động sản nghi có mối liên hệ với Địa ốc Alibaba. Hồ sơ của 3 công ty trong số này đã được chuyển qua Bộ Công an.
Ngày 13/8, Cục Thuế Đồng Nai thông tin đã báo cáo lên Bộ Công an về hoạt động của 3 công ty hoạt động về lĩnh vực bất động sản có những dấu hiệu khả nghi liên quan đến hoạt động của Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba ở TP.HCM.
Ngoài ra, qua rà soát tình hình hoạt động của các công ty hoạt động kinh doanh về lĩnh vực bất động sản, cơ quan thuế còn phát hiện 7 công ty khác có các thông báo về đăng ký thuế, in hóa đơn đều có chung một địa chỉ trên đường Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM), là địa chỉ đăng ký hoạt động của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba.
Qua rà soát phát hiện, các doanh nghiệp nói trên đã có 2 năm không phát hành hóa đơn, không có doanh thu, song vẫn có báo cáo định kỳ, nên ngành thuế đang theo dõi, để có hướng xử lý.
Tiêu chí mua nhà của người nước ngoài ở Việt Nam
Căn hộ hạng sang trung tâm TP.HCM - tâm điểm của khách nước ngoài
Thời gian qua, các dự án nhà ở và căn hộ cao cấp hạng sang tại trung tâm Hà Nội và TP.HCM thu hút sự quan tâm lớn nhất từ khách nước ngoài. Trong đó, phần lớn là đến từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore… Nguyên nhân được cho là tiềm năng về giá của phân khúc này tại Việt Nam tốt hơn những khu vực khác.
Theo ghi nhận từ Savills Việt Nam, mặc dù tốc độ tăng trưởng về giá của các dự án chung cư cao cấp tại TP.HCM và Hà Nội cao hơn khi so sánh với các thị trường lân cận như Kuala Lumpur (Malaysia), Bangkok (Thái Lan), Hồng Kông (Trung Quốc), nhưng mức giá tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp.
Cụ thể, giá căn hộ cao cấp, hạng sang tại khu trung tâm TP.HCM từ 5.500 - 6.500 USD/m2, chỉ bằng khoảng 14% so với Hồng Kông (45.500 USD/m2) - nơi giá nhà thuộc hạng đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi đó, giá chung cư cao cấp và hạng sang hiện nay ở Hà Nội chỉ từ 3.000 - 5.000 USD/m2.
Nguồn: http://reatimes.vn/khanh-hoa-ra-soat-cac-du-an-phan-lo-ban-nen-trai-phep-20190814101805543.html