Dòng sông nổi tiếng đất Thăng Long bị bức tử oan ức

Sách Đại Nam nhất thống chí thế kỷ 19 có viết: “Sông Tô Lịch ở phía Đông Hà Nội, sông có chiều dài gần 60 dặm chạy từ phố Cầu Gỗ (Hoàn Kiếm) ngày nay đến Nghĩa Đô (Cầu Giấy) qua huyện Thanh Trì, chảy vào sông Nhuệ”.

song to lich xua

Một góc hình ảnh sông Tô Lịch xưa

Sông Tô Lịch xưa thơ mộng, nước đầy ắp, nhiều bến cảng, thuyền mành chen vai sát cánh, và trong sách sử còn ghi Nhà Vua Lý Thái Tổ đã từng đi thuyền, vãn cảnh trên chính dòng sông này. Với lẽ đó, sông Tô Lịch không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có giá trị về văn hoá, lịch sử.

to lich

Sông Tô Lịch chụp qua Google Earth

Sông Tô Lịch ngày nay có chiều dài khoảng 13,5km, bắt đầu từ cuối đường Hoàng Quốc Việt nối Phan Đình Phùng, phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), chạy theo hướng đường Bưởi, đường Láng, Khương Đình và đường Kim Giang đổ ra sông Nhuệ xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội).

to lich 2

Sông Tô Lịch ngập trong rác

Là dòng thoát nước chính, sông Tô Lịch tiếp nhận hầu hết nước thải trong khu vực nội thành. Đây là nước thải sinh hoạt xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, và một phần là nước thải các cơ sở dịch vụ, sản xuất chưa đảm bảo quy chuẩn môi trường xả trực tiếp ra sông. Sông tiếp nhận lượng nước thải khoảng 300.000m3/ngày, chưa kể lượng nước thải của sông Lừ và sông Kim Ngưu đổ vào.

DSCN8752

Sông Tô Lịch bị bức tử thành dòng sông chết 

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự thiếu ý thức của người dân sống ven sông, việc quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ đã gây ô nhiễm trầm trọng. Những hoạt động đó đã vô tình bức tử sông Tô Lịch đẹp, thơ mộng từng đi vào thơ ca Việt Nam trở thành dòng sông “chết” oan ức trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Kỳ vọng dòng sông Tô Lịch được hồi sinh

Vấn đề xử lý môi trường, làm sống lại sông Tô Lịch luôn là vấn đề thời sự, cấp bách với toàn xã hội. Chiều ngày 11/4/2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc về vấn đề xử lý ô nhiễm, làm sống lai sông Tô Lịch.

Buổi làm việc có Tiến sĩ Tadashi Yamamura - chuyên gia môi trường Liên Hiệp Quốc, chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản; Ông Nguyễn Tuấn Anh, cựu Lưu học sinh học bổng toàn phần Monbukagakusho (MEXT) Chính phủ Nhật Bản, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) - người đưa 2 phát minh công nghệ Nano Bioreactor này về Việt nam để xử lý môi trường thí điểm tại sông Tô Lịch.

Trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến môi trường, vấn đề lớn trong quá trình phát triển đất nước. Về đề nghị tài trợ miễn phí thí điểm xử lý ô nhiễm nước một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ mới, Thủ tướng hoan nghênh đề xuất này, cho rằng, đây là một ý tưởng tốt, phù hợp chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc.

IMG_20190416_062537

Hình ảnh buổi làm việc

Tiến sĩ Tadashi Yamamura cho biết, đây là công nghệ bio-nano, tốc độ xử lý siêu nhanh. Với công nghệ này, chỉ sau 3 ngày mùi hôi sẽ giảm nhiều. Công nghệ này gồm máy sục khí công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên - vị tiến sĩ người Nhật Bản cam kết và cho biết thêm phía Nhật Bản đã điều tra, khảo sát trong 2 năm để đưa ra đề nghị này. Hi vọng công nghệ hiện đại này sẽ hỗ trợ tích cực Việt Nam trong vấn đề xử lý nước thải - Tiến sĩ Tadashi Yamamura nhấn mạnh.

 

Là cựu Lưu học sinh học bổng toàn phần Monbukagakusho (MEXT) Chính phủ Nhật Bản, người có 15 năm sống và làm việc tại Nhật Bản - người vận động, đưa công nghệ Nano Bioreactor về Việt Nam để giúp làm sống lại sông Tô Lịch. Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) vui mừng: “Đặc trưng nhất của công nghệ Nano Bioreactor này là nước sẽ được “tự làm sạch” hết mùi hôi thối và giữ được chất lượng nước đảm bảo QCVN, mặc dù thải hàng ngày vẫn có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lý chảy xả vào sông Tô Lịch. Khi lắp đặt hệ thống các máy sục khí công nghệ nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor (được làm từ đá núi lửa của Nhật Bản) ở dưới lòng sông Tô Lịch thì do lượng bùn tích tụ ở tầng đáy gây ra mùi hôi thối đã bị công nghệ này phân hủy, nên hàng ngày dưới tác động của các bọt khí kích thước nano và vật liệu thiên nhiên chất xúc tác Bioreactor sẽ kích hoạt các vi sinh vật có lợi, phân giải luôn trong ngày các chất bẩn, bùn, vi khuẩn có hại thành khí CO2 và nước H2O.

Do vậy, khi sử dụng công nghệ này sẽ không còn khí độc H2S hay NH3 gây ra mùi hôi thối độc hại ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh khu vực nữa" – ông Nguyễn Tuấn Anh nói.

IMG_20190414_160451

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch JVE và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 11/4

Được biết, công nghệ Nano Bioreactor đã được thực hiện thành công tại một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Indonexia… và tới đây, dự án công nghệ này sẽ được thực hiện tại sông Tô Lịch của Việt Nam.

Việc đưa công nghệ Nano Bioreactor về Việt Nam để xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ khác đang mang lại nhiều kỳ vọng hồi sinh dòng sông đẹp, thơ mộng từng đi vào thơ ca Việt Nam đã bị “bức tử oan ức” trong suốt hàng nhiều thập kỷ qua.

Ưu điểm vượt trội của Công nghệ Bakture (Nano Bioreactor)

Tính năng “tạo ra oxy” của công nghệ Bioreactor: Công nghệ Bakture kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả hai dạng hiếu khí và kỵ khí. Các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme, làm phân cắt phân tử nước H-O-H, giải phóng oxy từ trong phân tử nước, cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh, là điều kiện thuận lợi cho các loài như cá, thủy sinh trong nước phát triển tốt.

Tính năng “phân giải lớp bùn ở tầng đáy” mà không cần nạo vét cơ học: Việc đặt các máy sục khí công nghệ nano để tăng hiệu quả và tốc độ xử lý và giảm lượng bùn ở dưới đáy. Máy sục khí nano của Nhật Bản tạo ra các bọt khí kích thước micro (đường kính nhỏ hơn 50µm) và nano (đường kính nhỏ hơn 0,05µm) rất nhỏ nên nó chìm xuống phần tầng giữa và tầng đáy của hồ có tác dụng phân giải các chất bẩn, bùn ở tầng giữa và tầng đáy.

Nước sẽ được “tự làm sạch” hết mùi hôi thối mặc dù nước thải hàng ngày vẫn chảy xả vào sông Tô Lịch: Do lắp đặt các tấm Bakture (Bioreactor), các máy sục khí công nghệ nano ở dưới lòng sông, nên dù vẫn có nước thải chảy xả vào sông hồ hàng ngày, nhưng do lượng bùn tích tụ ở tầng đáy gây ra mùi hôi thối đã bị phân hủy nên dưới tác động của các bọt khí kích thước nano và chất xúc tác Bakture (Bioreactor) sẽ kích hoạt các vi sinh vật có lợi, phân giải tức thì các chất bẩn, bùn, vi khuẩn có hại thành khí CO2 và nước H2O. Do vậy không còn khí độc H2S hay NH3 gây ra mùi hôi thối độc hại ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh.

Tiết kiệm ngân sách, hiệu quả xử lý bền vững và không bị tái ô nhiễm: Các tấm Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản với bí quyết công nghệ đặc biệt là bột đá và không tan trong nước, tồn tại gần như vĩnh viễn. Kết hợp với máy sục khí công nghệ nano với thời gian sử dụng chu kỳ lên đến trên 25 năm không phải mất thêm chi phí định kỳ để xử lý như 1 năm, 2 năm lại phải nạo vét bùn đáy hay hàng tháng, phải bổ sung định kỳ chế phẩm sinh học như công nghệ khác nên rất tiết kiệm cho ngân sách.

Theo Giadinhvietnam.com