Vậy lợi ích của axit folic cho bạn và em bé của bạn trong khi mang thai là gì? Mẹ bầu cần phải bổ sung bao nhiêu axit folic? Làm thế nào để đưa nó vào chế độ ăn uống hàng ngày? 

Được biết đến là "folate" ở dạng thực phẩm, vitamin B này (cụ thể là vitamin B9) rất cần thiết cho cơ thể bạn khi nói đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé, đặc biệt là trong những tuần đầu và ba tháng đầu thai kỳ.

Lợi ích của axit folic là gì?

Vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu đặc biệt bổ sung axit folic từ những tháng trước khi mang thai, nó sẽ đem lại lợi ích quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ và em bé. Chúng giúp giảm nguy cơ:

  • Sảy thai: nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc dễ bị sảy thai vì thiếu axit folic
  • Khiếm khuyết ống thần kinh bao gồm: tật nứt đốt sống và bệnh lý não, lên đến 70%
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Tiểu đường thai kì
  • Tự kỷ ở bé
  • Sinh non

Axit folic còn có lợi cho khả năng ngôn ngữ của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Axit folic có khả năng tác động đến sự phát triển trí não ở trẻ em.

Năm 2011, một nghiên cứu đã được thực hiện. Khi so sánh kết quả giữa những phụ nữ có sử dụng Axit folic khoảng 4 tuần trước khi mang thai và những phụ nữ mang thai không sử dụng Axit folic người ta nhận thấy rằng những mẹ bầu có sử dụng Axit folic khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu được nguy cơ trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ sau khi sinh ra.

Axit folic còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ. Tình trạng thiếu axit folic có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết áp cao đối với người mẹ trong thai kỳ. 

Vậy cần bao nhiêu axit folic khi mang thai?

Các chuyên gia tại Đại học Sản phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyên phụ nữ mang thai nên tiêu thụ ít nhất 400 microgam axit folic mỗi ngày.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên nhận được lượng axit folic đó ít nhất một tháng trước khi họ bắt đầu thụ thai. Lý tưởng nhất, liều hàng ngày của bà bầu nên là 600 microgam từ tất cả các nguồn, bao gồm cả thực phẩm và vitamin trước khi sinh.

Nhu cầu bổ sung lượng Acid folic cho cơ thể sẽ tăng gấp 4 lần so với thời gian trước khi có thai. Việc thiếu lượng Acid folic cần thiết ở phụ nữ đang mang thai sẽ khiến thai nhi gặp vấn đề. Đồng thời thai nhi sẽ bị dị tật ống thần kinh.

Tuy nó tốt nhưng không có nghĩa bạn lạm dụng nó quá mức. Khi nhận quá nhiều folate và axit folic trong chế độ ăn, em bé của bạn có thể có nguy cơ mắc chứng tự kỷ.

Các nguồn thực phẩm chứa axit folic là gì?

Một số nguồn thực phẩm tốt nhất của folate để kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn bao gồm:

  • Rau lá xanh đậm: 263 mcg trong 1 chén rau bina nấu chín
  • Bơ: 120 mcg trong 1 cốc thái lát
  • Các loại đậu : 250 đến 350 mcg trong 1 chén đậu
  • Bông cải xanh: 168 mcg trong 1 cốc xắt nhỏ và nấu chín
  • Măng tây: 268 mcg trong 1 cốc
  • Củ cải đường:  136 mcg trong 1 cốc
  • Cam: 35 mcg trong 3/4 cốc
  • Thực phẩm tăng cường axit folic bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống và gạo

Theo Gia Đình Mới