Báo cáo mới nhất của Google và Temasek cho hay, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đạt đến con số 11 tỷ đô vào năm 2017 tăng 41% so với 2015.

Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á, đạt 33%. 

Cái tên nào được tìm kiếm nhiều nhất?

Khảo sát mới nhất tại cổng thương mại điện tử iPrice, Lazada dẫn đầu lượt truy cập, chiếm 19%. Tiếp đến là Thế giới Di động nhưng có xu hướng tăng vào thời điểm mua sắm đồ điện tử cuối năm trước Tết Nguyên đán.

Đứng thứ 3 trong danh sách tìm kiếm, truy cập là Lazada, tiếp đến là Shopee Việt Nam. Mặc dù chỉ mới chính thức gia nhập thị trường vào 2016, nhưng lượt tìm kiếm của Shopee đã tăng mạnh sau đợt khuyến mãi ngày 11/11 và 12/12. 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Sendo cũng là một cái tên được tìm kiếm nhiều và đặc biệt, đã tăng gấp đôi vào quý IV/2017, tuy nhiên, vẫn đứng sau Lazada và Shopee. Nguyên nhân là do 2 trang thương mại điện tử trên đẩy mạnh bán hàng vào thời điểm 11/11 và 12/12 trong khi Sendo tập trung vào các dịp khuyến mãi dịp lễ của Việt Nam như Tết Nguyên Đán.

Sau Sendo chính là Tiki. Được biết mới đây Tiki đã nhận được khoản đầu tư 44 triệu đô từ tập đoàn JD - một đối thủ của Alibaba, để tiếp tục cuộc chơi thương mại điện tử Việt Nam với các đại gia khác.

Cũng có lượt tìm kiếm tăng vào quý 4/2017 nhưng Tiki dường như chưa đủ "sức nặng" để cạnh tranh với những cái tên như Lazada hay Shopee.

Top ứng dụng mua sắm trên điện thoại thông minh có xếp hạng cao nhất

Theo báo cáo về ứng dụng mua sắm tại Việt Nam của Nielsen, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tổng thời gian người dùng trực tuyến. Số người dùng điện thoại di động tại Việt Nam chiếm 95% trong đó điện thoại thông minh chiếm đến 78%.

Cụ thể hơn, có tới 79% người dùng xem sản phẩm trên ứng dụng di động hoặc website và 75% dùng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng.

Theo khảo sát của iPrice, tại Việt Nam ứng dụng mua sắm Lazada và Shopee thay nhau giữ vị trí số 1 trên bảng xếp hạng trong năm 2017.

Nhóm nghiên cứu cho hay, Shopee vốn là nền tảng ứng dụng mua sắm trên di động nên tăng trưởng xếp hạng của ứng dụng này có thể tăng đột biến từ quý I đến quý IV/2017 là điều dễ hiểu.

Một cái tên đáng chú ý trong năm qua là Lotte. Mặc dù mới ra mắt vào quý IV/2016 nhưng ứng dụng mua sắm Lotte đã kịp góp mặt trên bảng xếp hạng.

Đáng nói, ứng dụng mua sắm Sendo cùng với Thế Giới Dụng là hai ứng dụng di động của Việt Nam cạnh tranh được với các đối thủ quốc tế có tiềm lực vốn và công nghệ.

 

2017 - Một năm biến động của thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử Việt trong năm 2017 được đánh giá là có nhiều biến động khi có tới hai thương vụ đầu tư lớn và song song với đó thì cũng có không ít những tên tuổi đã "dứt áo ra đi".

2 thương vụ đầu tư thương mại điện tử gây nhiều chú ý nhất trong năm thuộc về Alibaba với việc rót 1 tỷ đô vào Lazada, nâng tổng giá trị vốn sở hữu 83% Alibaba sở hữu tại Lazada và Tiki nhận 44 triệu đô từ Tập đoàn JD - đối thủ của Alibaba tại thị trường Trung Quốc. 

Cũng đã có thêm 1 vài tên tuổi mới xuất hiện và được người tiêu dùng biết đến, đó là trang thương mại điện tử Vuivui của hệ thống cửa hàng Thế giới Di động. Theo nhóm nghiên cứu, sau Điện Máy Xanh và Bách Hoá Xanh thì Vuivui được kỳ vọng là một trong những trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.

Sự biến động của thị trường thương mại điện tử Việt năm qua còn thể hiện qua việc "biến mất" của nhiều tên tuổi. Sau sự việc lùm xùm giữa ebay Việt Nam và Chợ Điện Tử hay WeShop thì cho đến nay ebay vẫn chưa có mặt chính thức tại Việt Nam.

Và sau khi Zalora công bố Nguyễn Kim cùng Central Group sở hữu 49% cổ phần Zalora Việt Nam năm 2016, thì đến quý 1/2017, Zalora chính thức được đổi tên thành Robins Việt Nam.

Theo Vân Hà/Reatimes.vn