Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là một cuộc khảo sát về tình trạng hạnh phúc toàn cầu, xếp hạng 156 quốc gia theo mức hạnh phúc của họ và 117 quốc gia bởi hạnh phúc của người nhập cư.

Top 4 quốc gia hạnh phúc trong bảng xếp hạng năm 2018 gồm có Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch và Iceland. Đây là lần đầu tiên mức độ hạnh phúc của người nhập cư và Phần Lan đạt điểm số cao nhất.

Mỹ là quốc gia có sự biến động lớn nhất, giảm tới 5 bậc so với năm 2016 xuống vị trí thứ 18.

Ông Jeffrey Sachs - Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững tại Đại học Columbia, New York và là tác giả của báo cáo cho hay: “Mức độ hạnh phúc của người Mỹ đang bị đe dọa bởi 3 bệnh có liên quan, đáng chú ý là béo phì, lạm dụng chất gây nghiện (đặc biệt là thuốc giảm đau opioid) và chứng trầm cảm

Tại Báo cáo lần này, Việt Nam xếp hạng 95, giảm một bậc so với năm ngoái và xếp sau một số nước Đông Nam Á như Thái Lan (hạng 46), Philippines (71).

Quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng là Burundi - một quốc gia nằm ở phía đông châu Phi do xung đột sắc tộc, nội chiến kéo dài và đảo chính. 5 nước châu Phi khác là Rwada, Yemen, Tanzania, Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi cũng có thang điểm hạnh phúc thấp với xếp hạng thấp hơn Syria (150).

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là xếp hạng thường niên của Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững thuộc Liên Hợp Quốc dựa trên thăm dò của hãng Gallup về tự đánh giá mức độ hài lòng cá nhân, quan điểm về tham nhũng, sự hào phóng và tự do.

Có 6 yếu tố để nhóm nghiên cứu đánh giá và chỉ ra mức độ hạnh phúc của mỗi quốc gia, đó là: thu nhập (GDP bình quân đầu người), tuổi thọ khỏe mạnh, hỗ trợ xã hội, tự do, tin tưởng và lòng quảng đại. 

Theo Vân Hà/Reatimes.vn