Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết (SXH) không nên dùng vì dễ gây rối loạn, biến chứng nguy hiểm:
Trà
Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân mắc SXH mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà có một số chất sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.
Uống nhiều trà không tốt cho người bị bệnh sốt xuất huyết - Ảnh minh họa. |
Đồ cay, nóng
Khi bị SXH, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt... sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Đồ cay nóng làm tăng nhiệt độ trong cơ thể - Ảnh minh họa. |
Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein
Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị SXH, người bệnh không nên ăn trứng gà và những thực phẩm chứa nhiều protein mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi.
Trứng và thực phẩm giàu protein là những đồ ăn người bệnh sốt xuất huyết cần tránh - Ảnh minh họa. |
Đồ uống ngọt
Khi bị SXH, người bệnh không nên uống nước soda ... Không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi. Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.
Uống nhiều nước ngọt khiến bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi - Ảnh minh họa. |
Thực phẩm sẫm màu
Người bệnh SXH rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh.
Các loại quả sẫm màu cần tránh - Ảnh minh họa. |
Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.