Đồ ngọt là món khoái khẩu của trẻ nhỏ, một phần vì ngon ngọt, một phần vì trẻ chưa ý thức được mức độ nguy hại đến sức khỏe và sắc đẹp sau này nên vẫn hồn nhiên ăn. Tuy nhiên, nếu dựa trên những phân tích khoa học sau đây, cha mẹ có thể tác động để trẻ tự ý thức loại bỏ dần thói quen ăn uống không tốt này.
Nên giảm bớt lượng bánh kẹo, mứt, bạn có thể sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi. Ảnh minh họa
Nguy cơ cao mắc bệnh béo phì
Nguyên nhân là trong đồ ngọt có chứa quá nhiều đường, dầu mỡ. Điều này sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây chứng khó tiêu.
Việc bổ sung nhiều năng lượng từ đồ ngọt khiến cơ thể càng cần hoạt động nhiều hơn nhằm tạo sự cân bằng. Khi không đạt được sự cân bằng này, một phần gluxit sẽ dự trữ trong bắp thịt và gan, phần khác sẽ thành axit béo hoặc triglycerit làm tăng mỡ trong cơ thể dẫn đến béo phì.
Nguyên nhân gây sâu răng
Chất đường có trong đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn trong miệng trẻ sinh sôi phát triển. Trong bánh kẹo, các đồ uống có gas có chứa rất nhiều acid hữu cơ, chất bảo quản, phụ gia có tính ăn mòn rất mạnh sẽ làm mòn men răng gây ra các bệnh về răng lời rồi dần dần khiến răng bị sâu, hỏng tủy… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ sau này.
Giảm sức đề kháng
Đường chính là thủ phạm làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Khi cơ thể thiếu chất các chất thiết yếu này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể, đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, chính vì thế trẻ sẽ dễ mắc các bệnh như dị ứng, các vấn đề về da, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, lão hóa sớm.
Đồ ngọt chính là thủ phạm làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Ảnh minh họa
Cơ xương không chắc khỏe
Sự tăng lên của lượng đường trong máu sẽ giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch của cơ thể, giảm tầm nhìn, dẫn đến cận thị. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt còn giảm sự hấp thụ canxi và tính đàn hồi, độ dẻo dai của xương.
Làm xấu da
Có một điều rất dễ nhận thấy, đó chính là những trẻ em ăn nhiều đồ ngọt lại thường bị dị ứng. Các nghiên cứu mới của trường Đại học tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, dễ bị viêm, dị ứng và gặp các vấn đề về da.
Làm gì để trẻ vẫn được ăn ngọt mà không ảnh hưởng sức khỏe
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ trên trang Zing, mỗi gia đình có thể tự chế biến bánh mứt cổ truyền cho ngày Tết. Trong khi chế biến, bạn nên hạn chế lượng đường hoặc có thể thay thế bằng đường ăn kiêng. Việc này vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa giữ được hương vị ngày Tết.
Ngoài ra, PGS Lâm cũng khuyến cáo tốt nhất cha mẹ nên cho con ăn giảm bớt lượng bánh kẹo, mứt. Bạn có thể sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi trong những ngày Tết như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo,…có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, đậu hà lan,... cũng là một sự lựa chọn tốt.
M.H (th)