Việt Nam nới lỏng chính sách sinh con
Khi người Việt đang dần có thói quen trong suy nghĩ "1 vợ 2 con" thì bất ngờ, tháng 10/2017, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nới lỏng chính sách "mỗi gia đình chỉ sinh 1-2 con".
Theo đó, nghị quyết đang được Ban chấp hành Trung ương xây dựng sẽ không áp đặt chính sách giảm sinh mà sẽ vận động và tuyên truyền đến một số địa phương giảm sinh nếu sinh nhiều.
Mục đích của chính sách này là để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và điều chỉnh mật độ dân số nơi cao nơi thấp ở các địa phương.
Với chính sách dân số mới này cũng sẽ làm thay đổi việc già hóa dân số khi hiện nay, Việt Nam đang là nước tốc độ già hóa dân số nhanh trong số các nước đang phát triển.
Ghép thành công tế bào máu không cùng huyết thống
Tại Việt Nam, nhiều ca ghép thành công tế bào gốc từ tế bào gốc và cuống rốn cùng huyết thống đã thực hiện từ năm 1995. Tuy nhiên, vì nhiều tế bào gốc dù cùng huyết thống vẫn không phù hợp khiến người bệnh phải ra nước ngoài để điều trị.
Ngày 16/11, Viện Huyết học - Truyền máu TP.HCM đã thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo máu không cùng huyết thống đầu tiên tại Việt Nam cho một bệnh nhân ung thư máu.
Ca phẫu thuật thành công vang dội. Điều đáng khen ngợi là bệnh nhân chỉ phải tra chi phí bằng 1/10 lần tại Singapore và bằng 1/5 so với Đài Loan.
Ca ghép thành công này đã mở ra một bước tiến mới cho nền y học Việt Nam bắt kịp với nền y học hiện đại trên thế giới.
Thực hiện ca ghép phổi thành công
Kỹ thuật ghép phổi ở trên thế giới đã được thực hiện tại một số bệnh viện với tỉ lệ thành công lớn nhưng ở Việt Nam mới chỉ có ghép trên một người.
Ca ghép phổi đặc biệt lần này trên 3 người, đó là bố và ông nội của bệnh nhân hiến mỗi người một thùy dưới phổi để ghép cho bệnh nhi 7 tuổi bị bệnh giãn phế quản bẩm sinh.
Ca phẫu thuật phức tạp đã diễn ra trong 10 giờ đồng hồ với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề của Bệnh viện Quân y cùng sự phối hợp của GS Oto Takahiro đến từ Nhật Bản. Sau ghép, sức khoẻ bệnh nhi tiến triển tốt và người cho thùy phổi cũng có sức khỏe ổn định.
Việc thực hiện ca phẫu thuật khó đã ghi tên bệnh viện của Việt Nam lên bản đồ ghép nội tạng thế giới, nhất là đem lại hy vọng và cơ hội sống sót lớn cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm ngèo tại Việt Nam.
Dịch sốt xuất huyết hoành hành tại Hà Nội
Năm vừa qua cũng là năm dịch sốt xuất huyết bùng phát toàn thành phố Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.
Chỉ tính trong 2 tháng hè, tháng 7 và tháng 8, tính riêng số ca mắc bệnh tại Hà Nội đã gấp 700 lần với gần 25.000 ca mắc bệnh, tăng đến 700 lần so với cùng kỳ năm trước.
Thời điểm nóng của dịch sốt xuất huyết, bệnh viện xảy ra tình trạng quá tải, thiếu thuốc, thiếu nhân lực. Hà Nội phải nhờ các tỉnh lân cận hỗ trợ máy phun diệt muỗi công suất lớn và nhân lực phòng chống dịch.
Dù cho thành phố UBND TP Hà Nội đã có biệt pháp phòng trừ phun diệt muỗi nhưng vẫn không thể khống chế hoàn toàn.
Tai biến do chạy thận
Vụ việc tai biến y khoa khiến cho nhiều người quan tâm lo lắng đó là cuối tháng 5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong quá trình chạy thận nhân tạo cho 18 bệnh nhân đã khiến 8 người tử vong vì sốc phản vệ.
Nguyên nhân bước đầu đã được xác định là do nguồn nước lọc thận chứa hàm lượng Floura cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép trong quá trình thay thế và vệ sinh máy móc không đúng quy trình.
Sau vụ việc, Giám đốc bệnh viện đã bị cách chức, một số cá nhân có liên đới phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và số bệnh nhân chạy thận còn lại đã được chuyển lên tuyến trên để điều trị và theo dõi.
Doanh nghiệp y tế lớn bán thuốc ung thư giả
Vào giữa tháng 8, công ty VN Pharma đã bị phát hiện buôn bán loại thuốc H-Capital chữa ung thư là hàng giả khiến dư luận bức xúc. Ngoài ra, công ty này còn các loại thuốc kháng sinh nhập ngoại không có nguồn gốc nghi là thuốc giả.
Qua vụ án này, tuy không phải đánh đồng tất cả nhưng cũng khiến người bệnh bắt đầu nghi ngại về thị trường thuốc tại Việt Nam, liệu họ có còn dám đặt tin tưởng vào những viên thuốc đặc trị, được bác sĩ kê đơn và chỉ dẫn tại từng hiệu thuốc.