Người Hà Nội thả cá tiễn ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.

Empty

Tối 22 tháng Chạp, nhiều người dân Thủ đô đã đến khu vực sông, hồ để thả cá tiễn ông Công ông Táo về trời sớm.

Những người Hà Nội thường mang những chú cá chép tới các vùng sông, hồ lớn như bãi sông Hồng, cầu Long Biên, hồ Tây, các hồ Ngọc Khánh...hoặc những hồ trong khu công viên để thả.

Empty

Một người dân mang cá vàng ra tận mép sông Hồng thả

Đa số người dân đều có ý thức khi chỉ phóng sinh cá, không vứt túi nilon xuống sông, hồ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người dân đổ tro tiền vàng mã, hương xuống dòng nước. Đây là hành động phản cảm, gây ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt bị lên án nhiều năm nay.

Empty

Theo phong tục cổ truyền, 23 tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu Trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà...

Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ. Nhiều người không phải thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ.

Như vậy không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn thể hiện thái độ bất kính, sai ý nghĩa, chuẩn mực với phong tục cổ truyền của dân tộc.

Empty

Tại Hồ Tây (Hà Nội), nhiều người dân đã mang cá chép ra thả để tiễn ông Công ông Táo về trời. Đa số người dân đều có ý thức khi chỉ phóng sinh cá, không vứt túi nilon xuống sông, hồ.

Empty

Trẻ em háo hức cùng cha mẹ phóng sinh cá

Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.

Theo Giadinhvietnam.com