Chúng tôi đến thăm căn hộ của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên trong một sáng mùa thu. Căn hộ dễ dàng gây ấn tượng với bất kỳ một người khách nào bởi không gian mang đầy tính nghệ thuật. Dường như cái tinh khôi đầu thu lại càng làm cho căn hộ thêm phần tuyệt vời.

Căn nhà rộng 150m2 của vợ chồng nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nằm tại tầng 12, khu đô thị Ciputra (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Ông chia sẻ: "Sở dĩ mình chọn Ciputra là nơi “an cư” bởi đây là một trong những khu đô thị đầu tiên ở Hà Nội, có không gian trong lành, thoáng mát. Quan trọng hơn, cây xanh được bố trí ở tứ phía. Những mảng xanh làm tâm hồn thêm thi vị cũng như khiến cuộc đời đáng sống hơn”.

Căn nhà là sự kết hợp hài hòa với công việc và tính cách của ông Phạm Xuân Nguyên. Ảnh: Đỗ Linh.

Căn nhà là sự kết hợp hài hòa với công việc và tính cách nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Ảnh: Đỗ Linh.

Đặt chân vào căn nhà, PV bị choáng ngợp trước một không gian được bao quanh bởi sách và tranh ảnh. Điều đáng nói ở đây là mọi thứ được sắp xếp một cách hài hoà, mang tính nghệ thuật cao nên vừa không khiến người ta bí bách, mà trái lại, ai cũng đều cảm thấy ngôi nhà đẹp cũng như thông thoáng hơn.

Tủ sách là điều mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đặc biệt chăm chút. Ảnh: Đỗ Linh.

Tủ sách là điều mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đặc biệt chăm chút. Ảnh: Đỗ Linh.

Hàng nghìn cuốn sách được phân chia khoa học ra nhiều tủ sách, theo thời gian xuất bản, chủ đề,… hay thậm chí là gắn với kỷ niệm của ông.

Cả cuộc đời gắn với văn chương, văn hoá, văn nghệ, tâm hồn lúc nào cũng là những con chữ nên việc bày biện, trang trí tủ sách là điều mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vô cùng chú ý.

Sách vở được ông sắp xếp gọn agfng và khoa học.

Sách vở được ông sắp xếp gọn gàng và khoa học. Ảnh: Đỗ Linh.

Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, trong nhà phải sắp xếp hợp lý để tạo ra một không gian thoải mái, tiện nghi, phù hợp nhất. Giá sách dù có chức năng là để sách nhưng ông đã tỷ mẩn chọn lựa màu sắc, kích thước để làm sao vừa tăng tính nghệ thuật vừa khiến khi đặt chân vào căn nhà sẽ tránh được cảm giác sách bị chất chồng lên.

Bên cạnh đó, ông đặc biệt quan tâm tới không gian đọc sách và làm việc. Bộ bàn ghế xuất hiện ngay trước mắt mỗi ai bước vào căn nhà cũng mang một màu sắc nghệ thuật cao, không hiện đại, nhưng lại phù hợp đến mức tinh tế với toàn bộ không gian xung quanh.

Không gian đọc sách cũng được ông Phạm Xuân Nguyên chú trọng.

Không gian đọc sách cũng được chú trọng. Ảnh: Đỗ Linh.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cũng cho biết, bản thân ông cũng như gia đình không thích đồ vật lấn át con người. Theo thị hiếu của từng người, với căn hộ rộng 150m2, họ sẽ mua nhiều đồ vật để trang trí. Nhưng ông lựa chọn cách giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của nhiều vật dụng trong nhà. Ngay cả đến bộ salon của phòng khách, nhà phê bình văn học cũng chọn loại nhỏ gọn nhất để tạo thêm nhiều không gian hơn.

Ông lựa chọn những đồ vật chiếm ít diện tích mà lại tiện ích, phù hợp với không gian của toàn bộ căn nhà. Ảnh: Đỗ Linh.

Ông lựa chọn những đồ vật chiếm ít diện tích mà lại tiện ích, phù hợp với không gian của toàn bộ căn nhà. Ảnh: Đỗ Linh.

Không những thế, căn nhà dường như trở thành một phòng tranh bởi ngoài sách ra, nhà phê bình văn học còn điểm xuyết khá nhiều tranh ảnh. Ông chia sẻ: “Căn nhà cùng sự trang trí như thế này phù hợp với tính cách cũng như nghề nghiệp của mình. Tôi cho rằng, giữa công việc và nhà ở nên có mối tương quan hài hoà. Đối với tôi, những tác phẩm nghệ thuật ra đời cùng nên cần được sáng tạo trong không gian nghệ thuật".

Tranh ảnh cũng là thứ xuất hiện nhiều khiến căn nhà dường như trở thành một phòng tranh.

Tranh ảnh cũng là thứ xuất hiện nhiều khiến căn nhà dường như trở thành một phòng tranh. Ảnh: Đỗ Linh.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên còn có một ban công hướng ra ngoài với tầm nhìn khá thoáng đãng. Ông trồng nhiều cây cảnh, hoa lá, đặc biệt là hoa hồng để giúp căn nhà có thêm những mảng xanh.

Ban công

Ban công xanh với tầm nhìn đẹp.

Tất cả những gì tồn tại trong căn nhà đều phục vụ cho cảm giác được sống một cuộc sống tiện nghi và không khí khi làm việc cho nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Vốn là người hay rong ruổi nhưng kể từ khi có ngôi nhà này, ý muốn được về nhà, cũng như được sống và làm việc dưới căn nhà này lôi kéo ông một cách mạnh mẽ vô cùng.

Ngôi nhà là điều khiến nahf phê bình Phạm Xuân Nguyên muốn trở về thật nhanh.

Ngôi nhà là điều khiến nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên muốn trở về thật nhanh. Ảnh: Đỗ Linh.

 

Theo Reatimes.vn