Trong báo cáo cập nhật vĩ mô và thị trường chứng khoán mới công bố, Chứng khoán Agriseco nhận định số liệu kinh tế vĩ mô tháng 8 đã cho thấy sự cải thiện tốt hơn từ các động lực tăng trưởng kinh tế như: Đầu tư công tăng tốc; Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam gia tăng; Chỉ số PMI trở lại trên 50 điểm; Khách quốc tế hồi phục. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến vĩ mô trong nước. Khu vực sản xuất, xuất khẩu vẫn suy giảm so với cùng kỳ, nhu cầu tiêu dùng nội địa chững lại.
Một vài điểm sáng cho nửa cuối năm như tình hình lạm phát được kiểm soát mặt bằng lãi suất hạ nhiệt, tín hiệu tích cực từ giải ngân đầu tư công các tháng gần đây. Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% năm nay thì tốc độ tăng trưởng trong 2 quý cuối năm cần đạt khoảng 9-10% đây là mục tiêu rất thách thức. Dư địa có thể đến từ các chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồng thời các chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ kỳ vọng thẩm thấu vào nền kinh tế.
Yếu tố thuận lợi tác động đến sự phục hồi của thị trường chứng khoán
Tốc độ tăng trưởng kinh tế các tháng cuối năm dự báo sẽ tăng tốt nhờ các chính sách tài khóa, tiền tệ và kích cầu tiêu dùng. KQKD các doanh nghiệp có thể cải thiện trở lại sau khi đã giảm 20% trong Quý I và 16% trong Quý II; đặc biệt so sánh với nền cùng kỳ thấp 6 tháng cuối năm 2022. Trong bối cảnh đó, KQKD của nhiều nhóm ngành sẽ phục hồi trong các tháng cuối năm.
Mặt bằng lãi suất đã và đang giảm quay trở lại nền trước khi thị trường tăng lãi suất cùng kỳ năm ngoái. Trong môi trường lãi suất thấp sẽ giúp hỗ trợ KQKD các DN cũng như kích thích dòng tiền tham gia thị trường chứng khoán như đã được minh chứng trong các giai đoạn trước đó.
Thống kê số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 7 đạt hơn 150 nghìn tài khoản (cao nhất trong 1 năm gần đây). Các Bluechip sẽ được hưởng lợi lớn nhất nhờ yếu tố dòng tiền tham gia thị trường.
Tiến độ giải ngân đầu tư công đã tăng tốc trong các tháng gần đây sẽ giúp nhiều ngành hưởng lợi trong đó nổi bật như nhóm DN vật liệu xây dựng, xây dựng. Tuy nhiên, cần lưu ý câu chuyện đầu tư công mang tính kỳ vọng và có thể chưa phản ánh vào KQKD 2023. Một số cổ phiếu đã có mức tăng giá tốt trong thời gian qua trong khi KQKD chưa theo kịp.
Một số chính sách tiền tệ và tài khóa hỗ trợ kinh tế như Chính sách tăng lương tối thiểu, tăng thị thực e-visa, giảm thuế VAT, giảm lãi suất điều hành,... kỳ vọng sẽ tạo ra câu chuyện đầu tư với những nhóm ngành liên quan.
Bên cạnh các chính sách đã được ban hành, một số chính sách điều luật mới cần lưu ý trong thời gian tới Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản dự kiến Chính sách giảm thuế VATVAT; Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước; Chính sách tín dụng ngành SX đồ gỗ, thủy sản; Chính sách tăng lương cơ bảnbản;Chính sách tăng thị thực visa; Luật tín dụngdụng;Dự thảo sửa đổi Thông tư 41 2016 (nới lỏng tín dụng cho BĐS KCN, NOXH) Các chính sách mới nếu được thông qua kỳ vọng giúp phục hồi sức cầu nền kinh tế cũng như phục hồi thị trường bất động sản, qua đó tạo hiệu ứng tâm lý tích cực đến thị trường.
Những rủi ro tiềm ẩn
Bên cạnh những thuận lợi, theo nhóm phân tích, thị trường cũng gặp thách thức khi khu vực sản xuất vẫn đang gặp nhiều khó khăn và suy giảm nhiều tháng liên tiếp, số lượng DN rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng. KQKD nhiều nhóm ngành nửa đầu năm thua lỗ, hoạt động SXKD bị thu hẹp. Đà tăng của những nhóm cổ phiếu này sẽ khó bền vững khi chưa gắn với hoạt động kinh doanh thực tế.
Bên cạnh đó, mặt bằng định giá P/E và P/B nhiều cổ phiếu đã không còn hấp dẫn và thậm chí tiến tới vùng cao so với quá khứ. Thống kê trên HOSE cho thấy từ đầu năm có đến 80% số cổ phiếu trên sàn tăng giá trong khi có tới 54% số DN có lợi nhuận thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận svck nửa đầu năm 2022.
Tỷ giá cũng là yếu tố cần lưu tâm khi tăng mạnh trong 2 tháng gần đây và chỉ cách đỉnh cũ hồi tháng 10/2022 khoảng 2% kết hợp với việc khối ngoại đang bán ròng liên tục kể từ tháng 4 tới nay, đây là một trong những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK các tháng cuối năm.
Cuối cùng, tình hình vĩ mô quốc tế đang diễn biến phức tạp, FED tiếp tục tăng lãi suất, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt, áp lực suy thoái tại nhiều quốc gia. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/nhieu-diem-sang-kinh-te-ho-tro-thi-truong-chung-khoan-cuoi-nam-108756.html#anhtrongbaiviet-1