Hình thức tín dụng đen hay còn gọi là cho vay nặng lãi, nợ nóng, nợ ngày, vay lãi suất cao đang tồn tại phổ biến ở Việt Nam và các nước khác cũng vậy.

Chính phủ các đã triệt phá được nhiều đường dây tín dụng đen nhưng đó chỉ là một số rất ít trong hàng triệu tổ chức tín dụng đen đang hoạt động có nổi có ngầm trên khắp thế giới

Tại các quốc gia khác trên thế giới, chính quyền cũng đã có những giải pháp áp chế tình trạng tín dụng đen này.

Thái Lan

Hàng ngàn người dân Thái Lan đang quay cuồng với những khoản vay khổng lồ. Rất nhiều người đã phải thế chấp nhà cửa của mình cho những đường dây vay nóng liên quan đến xã hội đen.

Những

Những "con nợ" được trao lại tài sản ở Thái

Tuy nhiên, tháng 8 vừa qua, những người phải thế chấp nhà cửa đã thở phào nhẹ nhõm đi phần nào khi chính phủ nước này đã thực hiện giải pháp hạn chế tín dụng đen là “Trả lại Hạnh phúc cho Người dân, Giảm bất bình đẳng trong Xã hội” bằng cách trả lại nhà cửa cho 704 chủ nợ các tỉnh Đông Bắc Thái Lan trị giá 1,8 tỷ Bath.

900 con nợ khác cũng được chính phủ Thái giải vây, trả lại ô tô xe máy cùng các tài sản thế chấp khác.

Trước đó, cảnh sát Thái đã tổ chức cuộc truy bắt các đường dây tín dụng đen và tóm gọn hàng trăm tổ chức lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này.

Singapore

Đầu tháng 10, chính phủ Singapore đã bổ sung vào Đạo luật hình sự hiện hành (đã có từ năm 1955) điều khoản đảm bảo sự an toàn và an ninh cho những người dân Singapore.

Theo đó, toàn bộ khu vực dân cư sẽ được lắp đặt camera để phòng bị việc đột nhập của người lạ, mà chủ yếu là tội phạm hình sự trong các vụ đòi nợ thuê vì vay nặng lãi.

Tại nước này luôn xảy ra tình trạng phóng lửa đốt nhà con nợ và ngay cả những hàng xóm cũng sẽ bị vạ lây nếu con nợ không trả lãi đầy đủ. Bắt giữ và bỏ tù chỉ ngăn được một số vụ.

Thống kê đã cho thấy giảm tội phạm liên quan đến tín dụng đen đã giảm sau khi camera được lắp.

Anh

Ở Anh, tín dụng đen ít phát triển hơn nhưng cũng không phải không tồn tại. Chính phủ Anh báo cáo, đang có khoảng 165.000 đến 300.000 người Anh đang nợ tiền các tổ chức tín dụng phi pháp.

Nước Anh coi tình trạng tín dụng đen là một dạng tội phạm nghiêm trọng vì nó liên quan đến bạo lực tinh thần và thể chất. Với một khoản vay nhỏ từ 50 - 3.000 bảng Anh, người đi vay phải chịu mức lãi suất năm dao động từ 1.000 đến 6.000%.

Vào năm 2015, Cơ quan quản lý tài chính Anh (FCA) vừa đưa ra quy định mới nhằm siết lại hoạt động kinh doanh cho vay nặng lãi ở nước này. Theo đó, các dịch vụ cho vay nặng lãi tại Anh sẽ chỉ được phép tính lãi và phí 0,8%/ngày đối với các khoản cho vay nóng.

Ngoài ra, tổng mức phí và lãi suất mà người đi vay phải thanh toán khi trả nợ cũng sẽ không vượt quá giá trị khoản vay ban đầu. Mức phí mặc định cho mỗi khoản vay sẽ giảm xuống 15 bảng thay vì 40 bảng như trước đó.

New Zealand

tín dụng đen được ví như con cá mập sẵn sàng nuốt chửng

Tín dụng đen được ví như con cá mập sẵn sàng nuốt chửng "con nợ"

Chính phủ New Zealand đã công bố dự thảo các biện pháp mới để chống lại những tổ chức tín dụng đen cho vay lãi suất cao bất hợp pháp.

New Zealand giới hạn phần trăm lãi nhất định với số tiền vay. Nếu cá nhân muốn cho vay, sẽ phải cân nhắc để số tiền trả trong tháng không được vượt quá khoản vay. Nếu vi phạm nguyên tắc này, người cho vay sẽ chịu phạt tới 600.000$ (hơn 14 triệu đồng).

Thủ tướng New Zealand cho rằng, luật mới này sẽ ngăn chặn việc các con nợ bị đối xử theo kiểu xã hội đen và hướng lực lượng cho vay ngầm tiến đến tư cách của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Các biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ năm 2020.

Theo Thanh Vân/Đô Thị Mới