1. Rằm tháng Chạp có giống các ngày Rằm khác?

Rằm tháng Chạp có giống các ngày Rằm khác?

Rằm tháng Chạp có giống các ngày Rằm khác?

Tháng Chạp tức tháng 12 âm lịch là tháng cuối năm, trước khi đón năm mới thì người Việt sẽ chuẩn bị ba lễ cúng tiễn năm cũ, bao gồm cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông công ông táo 23 tháng Chạp và cúng tất niên. Trong đó, Rằm tháng Chạp là lễ sớm nhất, cũng là thời điểm đánh dấu sự tất bật cho một mùa Tết Nguyên Đán đã chính thức bắt đầu.

Kể từ Rằm tháng Chạp người Việt sẽ bắt tay vào chuẩn bị những vật dụng và nghi lễ cần thiết để hoàn tất năm cũ và đón năm mới. Đây là nghi thức tâm linh quan trọng bởi Rằm tháng Chạp tuy không đặc biệt hơn những ngày Rằm khác trong năm nhưng chính thời điểm đã làm cho nó trở nên ý nghĩa hơn, giống như một dịp tổng kết những điều đã qua và sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ. Cúng rằm tháng Chạp có điều gì khác biệt?

Ngày Rằm trong văn hóa của người Việt còn được gọi là ngày Vọng, thời gian mà Mặt Trăng và Mặt Trời thông suốt, tự nhiên giao hòa nên thế giới trần gian và thế giới tâm linh tương thông. Người ta tin rằng trong ngày này, chỉ cần con người thành tâm khấn nguyện thì người đã khuất sẽ cảm ứng được và đáp lại lời khẩn cầu.

Bên cạnh đó, lúc mà trời đất đều thông tỏ như vậy con người sẽ cảm nhận được thuần khiết, trong sáng và thanh sạch của tâm hồn. Nghi thức bày ra giống như một cách thức để “rửa tội”, tự kiểm điểm bản thân, đẩy lùi những điều tội lỗi xấu xa bên trong, sống hướng thiện, sáng suốt.

Cúng Rằm là nghi lễ tâm linh mang ý nghĩa tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm hi vọng. Trong lễ người ở dương gian sẽ tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, khấn nguyện tới thân linh và tự nhắc nhở bản thân. Lúc này, cùng với sự hài hòa của thiên đại, khói hương và cảm ứng tâm thức của con người sẽ mang tới an lạc, giao lưu dương gian và âm thế.

Cúng Rằm tháng Chạp cũng không khác mấy so với các ngày Rằm khác, nhưng vì là ngày cuối cùng nên tâm thế sẽ khẩn trương và muốn chuẩn bị tươm tất chu toàn hơn. Các gia đình đều muốn thể hiện sự trọn vẹn, chỉnh chu của cả một năm thông qua lễ cúng Rằm, đồng thời cũng đánh dấu cho tháng Tết, tháng mừng năm mới đã khởi động.

2. Chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Chạp

Chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Chạp

Chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Chạp

Cúng Rằm thường không quá cầu kì, giống các nghi thức khác lễ này cần chuẩn bị hai phương diện: đồ lễ và văn khấn. Đồ lễ là lễ vật dâng lên thần linh, gia tiên và văn khấn là bài khấn nguyện gửi gắm tâm tư nguyện vọng của con cháu tới các bậc anh linh. Đồ cúng tháng Chạp cũng tương tự như các ngày Rằm khác trong năm, nếu có thay đổi thì chỉ là một số chi tiết nhỏ không quá quan trọng.

Về đồ lễ, gia đình nào đơn giản thì chỉ cần cúng lễ chay gồm trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến. Hiện nay quả Phật thủ rất được ưa chuộng, bày ban thờ tươi lâu và ý nghĩa lại tốt đẹp; ngoài ra có thể sử dụng các loại quả thông thường như táo, cam, dưa hấu, chuối,…. Các loại hoa thường dùng là hoa huệ và hoa cúc – hai loài hoa được coi là có ý nghĩa tâm linh đặc biệt.

Gia đình nào muốn tươm tất hơn thì biện lễ mặn gồm các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho may mắn, gà luộc đại diện cho sung túc, giò chả, nem rán, món xào, canh măng miến và đặc biệt, có thể thêm bánh chưng cho không khí ngày cận tết càng thêm đầm ấm. Lễ vật chuẩn bị cho cúng Rằm không cầu kì sang trọng, chỉ cần thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.  

Có thể thấy, chuẩn bị cúng Rằm tháng Chạp không khó, mong rằng những kiến thức ở trên đã cung cấp thêm hiểu biết cũng như một lần nữa nhắc nhở mọi người về ý nghĩa đặc biệt của dịp này để chuẩn bị thật tốt.

3. Văn khắn rằm tháng Chạp

Văn khắn rằm tháng Chạp

Văn khắn rằm tháng Chạp

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Tín chủ (chúng) con là: …

Ở tại: …

Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết rằm tháng Chạp.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.Nam mô A Di Đà Phật ! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Theo An Nhiên / Reatimes