Lẩu hấp dẫn trong mùa lạnh nhưng nên hạn ché thưởng thức
Là món ăn phổ biến vào mùa đông, tuy nhiên nhiều người khi ăn lẩu không chú ý giữ vệ sinh, có thói quen ngậm đũa, thìa trong miệng rồi lại gắp thức ăn từ nồi lẩu. Khi làm như thế, thì vô tình vi trùng trong nước bọt của người ăn theo vào nồi lẩu gây bệnh cho người khác.
Vì vậy khi ăn lẩu mọi người cần dùng đũa thìa chung để gắp thực phẩm, rau từ nồi lẩu vào bát, rồi mới dùng đũa, thìa riêng để ăn, vừa không tốn kém, vừa đảm bảo vệ sinh.
Ăn lẩu thường dùng đồ sống, tái. Nếu nhúng kỹ quá sẽ mất đi vị tươi ngon, nhưng nhúng tái sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe vì các vi sinh vật gây hại vẫn tồn tại. Vì vậy, độ nhúng của thịt khoảng 10 phút. Hải sản nhúng 15 phút. Nội tạng 5 phút. Rau 1 - 2 phút (tùy loại).
Hạn chế ăn lẩu vỉa hè vì dễ ăn phải thực phẩm kém chất lượng, không nguồn gốc, bảo quản không đúng cách, rau dễ còn tồn dư thuốc trừ sâu, hóa chất... sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa, nguy hiểm hơn là ngộ độc.
Ốc luộc có tính hàn gây đau bụng
Món khoái khẩu trong thời tiết se lạnh, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì ốc mang nhiều tạp chất, cặn bẩn, các loại ký sinh trùng nhưng việc ngâm ốc gần như bị bỏ qua, hoặc dùng ốc để quá lâu, ốc chết, chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh… khiến người ăn ốc có nguy cơ mắc bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc...
Đậu Hà Lan
Loại đậu này chỉ ngon nhất vào đầu mùa xuân, vào các thời điểm khác trong năm, đậu Hà Lan tươi ít tinh bột và hương vị kém ngon hơn. Nếu bạn thích ăn thực phẩm này, hãy thu hoạch đậu vào đầu mùa đông và phơi khô để bảo quản cho những mùa sau.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, pho mát có thể làm thân nhiệt người sử dụng bị giảm xuống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt nếu bạn đang bị cảm lạnh, cúm sốt, sữa sẽ làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.