Rau mồng tơi
Đây là loại rau rất quen thuộc vào mùa hè, nó được chế biến thành rất nhiều món canh ngon thanh mát, giải nhiệt, nhuận tràng rất được ưu chuộng.
Tuy nhiên, loại rau này được cảnh báo nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại vì chúng có thể khiến bạn gặp phải những hội chứng như:
- Kém hấp thụ dinh dưỡng: Axít oxalic trong mồng tơi nếu được đưa nhiều vào cơ thể sẽ liên kết với sắt và canxi làm cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
- Nguy cơ mắc bệnh sỏi thận: Hàm lượng purin có trong mồng tơi được đưa nhiều vào cơ thể sẽ biến thành axít uric, đồng thời axít oxalic của mồng tơi cũng sẽ thúc đẩy việc sản xuất canxi oxalate trong cơ thể khiến bạn dễ mắc sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
- Tiêu chảy: Chất xơ trong mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên ăn quá nhiều một lúc nó sẽ khiến hệ tiêu hóa rối loạn. Bên cạnh đó mồng tơi có tính hàn nên nếu ăn nhiều mồng tơi 1 lúc bạn sẽ dễ bị tiêu chảy.
- Tiểu nhiều: Mồng tơi tính mát, có tác dụng lợi tiểu vì vậy ă nhiều mồng tơi sẽ khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Gây mảng bám ở răng: Chất nhớt trong mồng tơi cùng với lượng axít oxalic khó hòa tan trong nước mà bám lại trên răng của bạn.
Rau ngót
Rau ngót tính lạnh, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, sát khuẩn,…được ưa chuộng sử dụng cho phụ nữ sau sinh rất tốt. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều rau ngót sẽ dễ gặp phải những triệu chứng như:
- Sảy thai và dọa sảy thai: Tính mát và kích thích sự co bóp của dạ con khiến thai phụ dễ bị sảy thai.
- Gây mất ngủ, kém ăn: Mộ tờ báo tại Đài Loan đã nói rằng nếu bạn dùng 150g nước ép rau ngót mỗi ngày từ 2 tuần đến 7 tháng sẽ gây nên hiện tượng mất ngủ, khó thở.
- Cản trở sự hấp thu canxi và phốt pho: Lượng glucocorticoid được sinh ra trong quá trình trao đổi chất của canxi và phốt pho vào cơ thể.
Rau má
Ráu má tính mát, vị ngọt tác dụng giải nhiệt, giải độc. Uống sinh tố rau má hay ăn các món ăn chế biến từ rau má đều rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, một số đối tượng nếu ăn rau má nhiều sẽ gây nên tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Gây sảy thai: Các hoạt chất trong rau má đều có tính mát rất có hại cho thai phụ ở giai đoạn đầu thai kỳ. Vì vậy, tốt nhất phụ nữ mang thai không nên ăn rau má.
- Tăng lượng đường trong máu: Uống quá nhiều nước ép, sinh tố rau má trong mùa hè sẽ khiến hàm lượng đường tăng lên kéo theo lượng cholesterol trong máu cũng tăng cao gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra còn có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch,….
- Nhức đầu: Lạm dụng rau má để giải nhiệt có thể khiến bạn bị mất nước, nhức đầu, thậm chí là mất ý thức thoáng qua trong một thời điểm.
- Tiêu chảy: Lạm dụng rau má để giải nhiệt hay làm đẹp da cũng có thể khiến bạn bị mắc chứng lạnh bụng, đầy bụng và gây tiêu chảy.
- Làm giảm tác dụng của thuốc: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng rau má có tác động tương tác với các loại thuốc ngủ, thuốc chống co giật, benzodiazepin, barbiturat, thuốc trầm cảm,…Do đó những người đang sử dụng các loại thuốc này không nên ăn rau má.
Rau hẹ
Rau hẹ là loại rau gia vị và có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là chữa ho và có lợi cho nam giới yếu sinh lý.
Tuy nhiên, lượng chất xơ của rau hẹ rất lớn nếu bị lạm dụng thì nó sẽ tác động xấu đến những trường hợp bị mụn nhọt, âm hư, đau mắt. Đặc biệt rất kỵ khi ăn rau hẹ với thịt bò và mật ong.
Rau răm
Cũng được xếp vào loại rau gia vị rất quen thuộc chuyên ăn kèm với các món ăn có tính chất tanh như lòng lợn, trứng vịt lộn, chai hến,…để đánh bay mùi tanh của thực phẩm cũng như tăng thêm hương vị cho món ăn.
Tuy nhiên, một tác dụng phụ lớn nhất của rau răm mà ai cũng biết đó là làm giảm ham muốn tình dục của nam giới.
Đồng thời, ăn nhiều rau răm cũng sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, rối loạn kinh nguyệt và làm giảm ham muốn ở nữ giới,…
- Gây rong huyết: Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không được ăn rau răm vì nó sẽ khiến bạn bị rong kinh.
- Dễ gây sảy thai: Phụ nữ mang thai không được ăn rau răm để tránh bị sảy thai.
- Những người ốm, yếu, máu nóng không nên ăn rau răm vì rất hại.