Nghệ tây (Crocus sativus) là một loài thực vật thuộc họ Diên vĩ. Loài cây này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1753.

Nghệ tây được trồng lần đầu ở Hy Lạp rồi lan dần sang các khu vực châu Á và châu Âu và sau đó đã được đưa đến các khu vực của Bắc Phi, Bắc Mỹ, và châu Đại Dương.

Nghệ tây rất khác với củ nghệ ta và được coi là loại gia vị quý hiếm và đắt giá bậc nhất.

Nhụy hoa nghệ tây vừa được dùng như một loại thảo dược và vừa có công dụng như một loại gia vị.  

Sở dĩ loại cây này được coi là quý hiếm là do hoa nghệ tây chỉ nở trong một thời gian rất ngắn, cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Đồng thời, việc thu hoạch loại hoa này cũng rất kì công.

Người ta phải hái nó khi có ánh nắng mặt trời, tất nhiên, phải hái bằng tay, thật nhẹ rồi ngắt nhụy hoa có hình dạng giống như sợi dây nhưng lại phải hạn chế ánh nắng chiếu vào để không mất đi hương thơm.

Sau đó, nhụy hoa sẽ được đem đi phơi nhưng chỉ phơi để nhụy có một độ khô nhất định nào đó, nếu không vị đắng đặc trưng của saffron sẽ không còn 

Sau khi khô, nhụy hoa co lại còn khoảng 1/3 so với hoa tươi. Để có 1 kg saffron người ta cần đến 200.000 bông hoa và giá cho một kg vào khoảng 7000 - 25000 euro.

Nhụy hoa nghệ tây được dùng làm thuốc nhuộm, tạo hương và tạo màu cho thức ăn 

Theo Wikipedia, từ xa xưa, Saffron (nhụy hoa nghệ tây) được người Ai Cập và Rome dùng làm thuốc nhuộm, tạo hương và tạo màu cho thức ăn.

Đến thế kỷ thứ 7, Saffron có mặt ở Trung Quốc rồi sau đó lan sang các nước Châu Âu giai đoạn Trung Đại.

Iran hiện là nước sản xuất nhiều Saffron nhất thế giới, tiếp đến là các nước như Tây Ban Nha, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc.

Saffron được nhiều bà nội trợ dùng trong các món cơm và thịt của người Tây Ban Nha và Châu Á, làm cho món ăn có hương vị rất đặc biệt và màu vàng óng đẹp mắt khi cho một lượng nhỏ vừa đủ.

Thu hoạch hoa nghệ tây mất rất nhiều công sức 

Vậy nghệ tây có những công dụng gì?

Theo một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Hepatology, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng gia vị nghệ tây có tác dụng ngăn chặn các tác động của một loạt các hợp chất hóa học có khả năng gây ra căn bệnh ung thư và khôi phục các chất chống oxy hóa (như superoxide dismutase) có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.

Trước đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích chống lại trầm cảm, viêm nhiễm, mất trí nhớ và vai trò như một chất chống oxy hóa của đầu nhụy hoa nghệ tây.

Các nghiên cứu trên cơ thể động vật và con người, đã khẳng định rằng nghệ tây có thể ức chế tế bào ung thư ở mức độ nhất định.

Tuy nhiên, cơ chế chính xác về hiệu quả chống ung thư của nghệ tây vẫn chưa được tìm hiểu một cách cặn kẽ, theo Amr Amin, một nhà sinh vật học phân tử, tại Đại học Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, ở Al-Ain.

 

Theo An Nhi (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam