Như thường lệ, Tiêu dùng plus xin đăng tải Note giới thiệu của facebook SONG HỒ- Nhà báo Nguyễn Hồng Sơn, Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngày nay, chủ biên của ấn phẩm Ngày nay miễn phí:

Biên tập viên Mỹ Linh, người thực hiện chương trình “Văn hóa - Sự kiện - Nhân vật” trên kênh VTV3 là một người đàn bà đẹp, không tuổi. Gặp chị, tôi không thể đoán được chị 30 hay 35 tuổi, nhưng với độ chín, độ sâu của những chương trình chị làm, thì tôi chắc chị phải là người đã trải nghiệm và chứng kiến nhiều cảnh chuân chuyên của cuộc đời.

Quả đúng vậy, bài viết về kí ức Hà Nội của chị nhẹ nhàng, sâu lắng và giản dị như chính con người chị. Những câu chuyện rất đời trên mảnh vỉa hè cạnh Nhà hát lớn thời chiến tranh, rồi những biến đổi không ngừng của thời cuộc khiến nhiều người bỗng ngơ ngác như mất mát điều mình vô cùng yêu quý, rồi những đứa trẻ ngày xưa chỉ dám nhìn chú bộ đội ra trận mà chẳng dám chào, cho đến lúc lớn rồi hồi tưởng lại, như một thước phim quay chậm mà lại vun vút trôi qua.

Bài viết “Kí ức một thời Hà Nội” được Mỹ Linh từ Paris gửi cho tôi như gửi gắm phảng phất tiếc nuối của người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, giờ theo chồng chốn phương xa. Một người yêu Hà Nội đến cháy bỏng, tôi nghĩ vậy.

Chỉ có ở Ngày Nay, báo miễn phí đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, số 7 ra ngày 17/12/2015.


 


---***---

“Trên FB cá nhân của Giang, ai đó vừa thay ảnh đại diện của em, tấm ảnh ghi lại khoảng khắc Giang cười rực rỡ cùng cờ Tổ Quốc tung bay. Bây giờ, Giang trả lại hết cho trần gian. Em đi thanh thản ở cái tuổi đáng nhẽ ra phải là đẹp nhất của cuộc đời em, 24 tuổi.”

Lần thứ ba, Ngô Nguyệt Hữu viết về vận động viên Taekwondo tài năng này, nhưng khác những lần trước, khi Giang vinh quang về nước sau giải đấu mà em đứng lên bục cao nhất, lần này, Hữu viết mà không kìm được giọt nước mắt xúc động, lúc Giang mới ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ bởi căn bệnh quái ác.

Bài viết khiến người đọc cảm thấy bất ngờ trước những khó khăn trong cuộc sống thường ngày mà những vận động viên thành tích cao phải đối mặt. Và khi, họ không may bị căn bệnh gì đó mà phải chia tay đấu trường, tương lai họ càng không có gì đảm bảo.

Chỉ có ở Ngày Nay, báo miễn phí đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, số 7 ra ngày 17/12/2015.

---***---

Giải thưởng Tình nguyện quốc gia 2015 tôn vinh một VĐV thể thao đặc biệt, Nguyễn Kim Hoàng là một võ sư mù. Nhưng vị võ sư ấy không bước ra từ một tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, mà là từ một bi kịch cuộc sống để nói rằng tình yêu thể thao là bất diệt.

Trong chuyên đề “Phía sau ánh hào quang” của Ngày Nay, viết về thân phận, không thể thiếu ngòi bút ảo diệu Đức Hoàng, cây viết số 2 Việt Nam.

Lần này, Hoàng đi gặp một vị võ sư mù mang trong mình trọng bệnh. Khác với những người bệnh khác, anh lạc quan và vẫn hàng ngày đi dạy võ, niềm tin của anh khiến những người khỏe mạnh phải chạnh lòng. Nhưng dù sao, phía sau vẫn lấp ló những bi kịch được báo trước. Bệnh tật chẳng từ một ai.

Chỉ có ở Ngày Nay, báo miễn phí đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, số 7 ra ngày 17/12/2015.

Theo Song Hồ/Gia đình Việt Nam