Sữa tươi được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tự nhiên, rất tốt cho cơ thể, đồng thời đây cũng là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển và gây hư hỏng sữa. Bởi vậy, sữa cần phải được xử lý nhiệt, rót trong bao bì kín chuyên dụng và bảo quản đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Dựa vào chế độ xử lý nhiệt sữa tươi, người tiêu dùng có thể nhận diện 2 loại chính là Sữa tươi tiệt trùng và Sữa tươi thanh trùng. 

Thế nào là sữa tươi tiệt trùng?

Sữa tiệt trùng có hạn sử dụng từ 6 tháng - 1 năm.

Sữa tiệt trùng có hạn sử dụng từ 6 tháng - 1 năm.

Sữa tươi tiệt trùng là sản phẩm được xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao, từ 138-141 độ C trong thời gian ngắn từ 2- 4 giây. Sau đó được làm lạnh nhanh và đóng gói trong bao bì tiệt trùng. Sữa tươi tiệt trùng có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường trong thời gian 6 tháng đến 1 năm. 

Sữa tươi tiệt trùng có thể dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Thế nào là sữa tươi thanh trùng

Sữa thanh trùng phải bảo quản lạnh và thường có hạn sử dụng trong 7 ngày.

Sữa thanh trùng phải bảo quản lạnh và thường có hạn sử dụng trong 7 ngày.

Sữa tươi thanh trùng được xử lý ở nhiệt độ thấp từ 72– 90 độ C trong khoảng 15-30 giây, sau đó làm lạnh đột ngột và được đóng gói vào bao bì.

Sữa tươi thanh trùng cần bảo quản lạnh và có thời hạn sử dụng từ tùy thuộc vào công nghệ thanh trùng và chế độ bảo quản. Nhìn chung sữa tươi thanh trùng bảo quản được ngắn ngày hơn sữa tươi tiệt trùng. Thông thường chỉ được từ 4 - 8 ngày. 

Sữa tươi thanh trùng thường bổ béo và thơm ngon hơn sữa tiệt trùng. Nguyên nhân là do sữa tươi thanh trùng được xử lý ở nhiệt độ thấp nên gần như giữ được toàn bộ các vitamin, khoáng chất quan trọng và mùi vị thơm ngon của sữa ban đầu. 

Quy trình sản xuất sữa tươi thanh trùng và tiệt trùng.

Quy trình sản xuất sữa tươi thanh trùng và tiệt trùng.

Hướng dẫn cách sử dụng sữa tươi thanh trùng 

Sữa tươi thanh trùng có nhiều dưỡng chất nên bạn cần uống đúng cách để hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng đó nhằm tránh lãng phí hoặc đầy bụng. 

Tuyệt đối không nên uống sữa khi quá đói, lúc này dạ dày bị kích thích tiết ra nhiều axit, nếu uống sữa vào, axit dạ dày gặp protein (đạm) sữa sẽ gây tủa sữa, gây đầy bụng, thậm chí rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng tương tự xảy ra khi kết hợp uống sữa với các loại trái cây giàu axit như cam, chanh... 

Thời gian lý tưởng trong ngày để uống sữa là trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi. Khi đó, sữa sẽ phát huy nhiều tác dụng và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Trang Bùi (tổng hợp)/ Theo Ngay Nay Online