Salbutamol có tác dụng chọn lọc kích thích các thụ thể beta2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể beta1 trên cơ tim nên có tác dụng làm giãn phế quản, giảm cơn co tử cung và ít tác dụng trên tim.
Nhóm β2-agonist: như Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Epinephrine… làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính.
Tuy nhiên, trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới.
Vào năm 2010, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 54 quy định chi tiết về kiểm tra các chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi, trong đó có 3 chất đặc biệt đáng chú ý là Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol.
Đây là những chất tạo nạc, yêu cầu không được dùng để chăn nuôi. Các chất này bị cấm sử dụng vì nó thuộc nhóm gây ra độc hại khi sử dụng sản phẩm thịt còn dư lượng các chất này.
Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng mới phát hiện được, song ở tỷ lệ nhỏ và tập trung ở phía Nam, còn phía Bắc thì chưa có nhiều.
Về mặt khoa học thì những chất được dùng để kích nạc đã được phát hiện là Clenbuterol và Salbutamol.
Hai chất này thuộc nhóm Beta - Agonists, là nhóm các hoóc môn tự nhiên, có nguồn gốc từ các Catecholamines (Adrenaline, Noradrenaline và Dopamine), có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung, đồng thời kích thích giải phóng insulin và quá trình phân giải glucose..
Theo cảnh báo của một số chuyên gia, nếu ăn thịt tồn dư Salbutamol một thời gian dài, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú, suy yếu hệ thống miễn dịch...
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi chưa kiểm soát được Salbutamol lưu thông tự do trên thị trường hiện nay, cần kiểm soát thịt heo bằng hàng rào kỹ thuật tương tự như giấy kiểm định thú y để tránh hệ lụy về sức khỏe cho người tiêu dùng.