Trước cáo buộc này, theo thông tin từ ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo, khiến kho bãi nhà xưởng của Công ty bị treo hết, đối tác e ngại đòi tiền, gần 2.000 lao động có nguy cơ mất việc... Đó là chưa nói đến những thiệt hại về thương hiệu Công ty khi xuất hiện nhiều lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm Asanzo. Tất cả những hệ lụy này, nếu không sớm tháo gỡ, nhiều khả năng sẽ đẩy doanh nghiệp vào chỗ đình trệ, phá sản.

Tại đây, ông Nguyễn Văn Cẩn đã nhắc đến vụ việc vừa qua được dư luận đặc biệt quan tâm khi nhãn hàng Asanzo dính cáo buộc giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Theo ông Cẩn, vừa qua thị trường cũng nổi lên tình trạng gian lận thương mại thông qua giả mạo xuất xứ Việt Nam. Việc giả mạo xuất xứ Việt Nam đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài để nhằm trốn thuế, trốn kiểm tra chất lượng của các lực lượng chức năng.

Vị lãnh đạo này cũng thông tin trong nhiều năm, Tổng cục Hải quan đã bắt và khởi tố rất nhiều vụ.

“Hiện đang 'nóng' đối với vụ Asanzo. Chúng tôi đã khởi tố vụ án, chuyển cho cơ quan công an điều tra về hành vi một công ty con nhập khẩu hàng giả xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ, giả mạo nhãn mác”, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông tin, đồng thời cho biết việc này đang được xác minh, điều tra sâu.

 
se som dua ra ket luan ve vu asanzo
 

Ông dẫn thông tin từ các phương tiện đại chúng về nhiều ý kiến của các ngành cho rằng cơ sở pháp lý không đủ để xử lý hành vi này. Nhưng vị lãnh đạo này cũng khẳng định Tổng cục Hải quan sẽ làm sâu và sẽ có đủ cơ sở để xử lý vi phạm.

“Giải thích như một số bộ thì một con lợn nhập khẩu từ Trung Quốc vào, xẻ làm đôi, nếu xuất khẩu thì mang xuất xứ Trung Quốc, nếu tiêu thụ ở Việt Nam thì mang xuất xứ của Việt Nam. Như vậy quá vô lý, không nước nào làm như vậy”, ông Cẩn đưa ra dẫn chứng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết đơn vị sẽ cố gắng trong 2 tuần nữa, sớm đưa ra kết luận về hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả đối với một số doanh nghiệp liên quan đến nhóm hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm... Đồng thời, ông khẳng định sẽ ngăn chặn các vi phạm này.

Asanzo, doanh nghiệp điện tử - điện lạnh - đồ gia dụng đang đi lên khi đạt doanh thu hơn 6.000 tỉ đồng năm 2018 và tăng trưởng trung bình 44%/năm. Nhưng doanh nghiệp này đang vấp phải cáo buộc “giả xuất xứ hàng điện gia dụng”.

Cụ thể, báo Tuổi Trẻ đăng tải loạt bài điều tra, nghi vấn sản phẩm của Tập đoàn Asanzo là hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam. Cụ thể, Asanzo nhập “nguyên chiếc” đồ gia dụng từ Trung Quốc thông qua nhiều công ty nhập khẩu, dán nhãn Asanzo thay vì lắp ráp linh kiện và ghi xuất xứ Việt Nam.

Ngay sau đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh và báo cáo kết quả về vụ việc trước ngày 30/7/2019.

Trước cáo buộc này, theo thông tin từ ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo, khiến kho bãi nhà xưởng của Công ty bị treo hết, đối tác e ngại đòi tiền, gần 2.000 lao động có nguy cơ mất việc... Đó là chưa nói đến những thiệt hại về thương hiệu Công ty khi xuất hiện nhiều lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm Asanzo. Tất cả những hệ lụy này, nếu không sớm tháo gỡ, nhiều khả năng sẽ đẩy doanh nghiệp vào chỗ đình trệ, phá sản.

Nguồn: https://tbck.vn/se-som-dua-ra-ket-luan-ve-vu-asanzo-43215.html

Theo tbck.vn