Cụ thể, sẽ có 5 quốc gia được thử nghiệm chủng muỗi mới nhằm đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh do virus Zika ăn não người lây truyền qua muỗi.

Các nhà khoa học đến từ Viện Peter Doherty thuộc Đại học Melbourne cho biết, đến đầu năm 2017, muỗi chứa chủng vi khuẩn wMel dự kiến sẽ bắt đầu triển khai đầu tiên ở Indonesia, Việt Nam và sau đó là một số nước ở Mỹ Latinh.

Nhóm nghiên cứu đã nghĩ ra một cách mới thay virus gây bệnh bằng vi khuẩn có khả năng hạn chế bệnh.

Họ phát hiện ra rằng, Aedes aegypti khi nhiễm một loại vi khuẩn có tên gọi là Wolbachia sẽ có thể ức chế khả năng phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết trong cơ thể muỗi.

Sau đó, nhóm này đã phát triển 2 chủng vi khuẩn là wAlbB và wMel nhằm so sánh với Wolbachia rồi để muỗi Aedes nhiễm chúng.

Với wAlbB, đây là vi khuẩn có mật độ phát triển tương đối cao và không ảnh hưởng tới sức khỏe của muỗi, trong khi wMel có nguồn gốc từ ruồi giấm.

Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Cameron Simmons đến từ Viện Peter Doherty thuộc Đại học Melbourne (Australia) nói, chủng muỗi mới cũng có thể giúp ngăn chặn virus gây sốt xuất huyết phát triển khả năng đề kháng vi khuẩn Wolbachia.

Các cuộc thử nghiệm cũng sẽ kiểm tra tính hiệu quả của việc bội nhiễm chống các virus lây lan qua trung gian truyền bệnh là muỗi, chẳng hạn như virus Zika. Giáo sư Simmons kỳ vọng, các virus giống như Zika sẽ dễ bị tổn hại tương tự trước những con muỗi bội nhiễm.

Loài muỗi Aedes Aegypti là tác nhân chính gây lây lan virus Zika và đang là mối đe dọa lớn đối với toàn cầu khi truyền các loại bệnh khác.

Theo các nhà khoa học, loài muỗi này rất nhỏ, đốt người không gây đau và không có nọc độc, tuy nhiên khả năng truyền bệnh của nó khiến nhiều người khiếp sợ.

Theo An Nhi (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam