Virus Zika đang lây lan với tốc độ chóng mặt đe dọa toàn thế giới. Nhiều bằng chứng kết luận cho rằng virus Zika đang làm gia tăng các trường hợp trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ.

Dù thế, WHO vẫn tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu và đây là một trong những lần hiếm hoi cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc làm như vậy.

Cùng với đó, các quan chức ở vùng Polynesia, Pháp cũng ghi nhận mối liên hệ giữa virus Zika và các biến chứng liên quan đến thần kinh khi loại virus này lây lan cách đây 2 năm, thời điểm diễn ra dịch sốt xuất huyết.

Muỗi Aedes aegypti trên bàn tay con người trong một phòng thí nghiệm của Trung tâm Đào tạo Quốc tế và nghiên cứu y khoa Đào tạo (CIDEIM) ở Cali, Colombia

Theo ước tính của WHO, đến năm 2017 sẽ có khoảng 4 triệu người ở châu Mỹ mắc virus Zika.

Virus Zika lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1947 tại Uganda nhưng mãi đến năm ngoái, các chuyên gia y tế vẫn khẳng định virus không thể gây hậu quả hoặc biến chứng nghiêm trọng.

Khoảng 80% bệnh nhân nhiễm virus Zika không xuất hiện triệu chứng cụ thể nên việc chẩn đoán cho các thai phụ gặp nhiều khó khăn.

Ngày 25/1 vừa qua, WHO đã đưa ra cảnh báo rằng virus Zika có thể lan rộng tới tất cả các nước châu Mỹ, trừ Canada và Chile.

Hiện chưa có cách điều trị nào đối với dịch bệnh này và WHO cho biết sẽ mất khoảng một năm để có thể điều chế văcxin phòng bệnh dịch này.

Tính đến thời điểm này, Brazil đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và cũng là quốc gia đầu tiên đưa ra cảnh báo hồi tháng 10/2015 khi phát hiện một loạt ca sơ sinh đầu nhỏ tại miền tây bắc nước này.

Theo An Nhi (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam