sống ở chung cư

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về sống ở chung cư, cập nhật vào ngày: 20/04/2024

Trong vài năm trở lại đây, trào lưu sử dụng xe chạy động cơ điện đang dần thịnh hành ở Việt Nam. Với những ưu điểm về giá thành, an toàn dễ sử dụng thì vẫn còn đó những khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm sạc xe khi người dùng sống tại các khu chung cư.

Câu chuyện đau lòng mới xảy ra tại chung cư Lotus, phường Quang Trung, TP. Vinh (Nghệ An) khi bé trai 3 tuổi đang chơi ở sân cùng mẹ đã bất ngờ bị một cục đá rơi trúng đầu và tử vong. Câu chuyện lại một lần nữa đặt ra câu hỏi ý thức cư dân sống ở chung cư đang ở mức nào? Liệu có phải rà soát lại các lan can chung cư để đảm bảo an toàn?

Thông thường, dư luận thường lên án chủ đầu tư khi họ làm ăn không nghiêm chỉnh, không đặt quyền lợi của cư dân lên đầu. Nhưng thực tế, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong cách hành xử của người dân sống ở các chung cư, nhà cao tầng.

Mới đây, người dân sống ở chung cư HH1B Linh Đàm được phen hú vía khi thang máy đang di chuyển thì bất ngờ bị bục trần, rơi xuống một sợi dây to màu đen.

Tuy đã bàn giao hơn 60% căn hộ nhưng dự án chung cư Gelexia Reverside (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn đang ở trong tình trạng nhếch nhác, ngổn ngang rác thải xây dựng. Thêm vào đó, không ít hộ dân bày tỏ bức xúc khi nhận căn hộ bị thiếu hụt diện tích so với hợp đồng nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.

Vừa qua, cư dân sinh sống tại tòa nhà Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) đã liên tục phản ánh chủ đầu tư là Công ty cổ phần ACC – Thăng Long có nhiều hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Hiện tại, cư dân ở đây rất mệt mỏi và bức xúc vì bất ngờ bị cắt điện, nước.

Vừa xuống đến tầng trệt, ra khỏi sảnh thì Hạnh sực nhớ cái nồi cá kho vẫn để trên bếp chưa tắt, cô hốt hoảng vội ngược lên. Nhưng chờ thang lâu dễ đến hàng thế kỷ, rồi lên từng tầng lại người ra người vào, cho đến khi tới được tầng 28, mở cửa vào phòng thì… ôi thôi thôi! Đúng là chỉ tại cái cầu thang.

Liệu nguyên nhân mất nước ở các khu chung cư thời gian gần đây có phải đơn thuần do vỡ đường ống nước sông Đà khiến nguồn cấp không đủ hay còn ẩn chứa trong đó những câu chuyện “khó giãi bày”?

Người ta mới chỉ quan tâm nhiều đến phần cứng của tòa nhà, trong khi "phần mềm" bên trong lại ít khi được chú ý.

Bên trong sự hào nhoáng tại nhiều chung cư hiện nay là một cuộc sống xô bồ, nhếch nhác, thậm chí còn có nạn trộm cắp. Tình trạng này xảy ra rõ nét nhất tại các khu chung cư nằm xa trung tâm thành phố, hoặc ở những chung cư cũ, chung cư cho người thu nhập thấp...

Ở chung cư, cầu thang bộ thuộc phần sở hữu chung không chỉ đóng vai trò là lối đi mà còn là lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy nổ. Tuy nhiên, tại nhiều tòa nhà hiện nay, thói quen đi tháng máy cộng với việc thiếu ý thức nên nhiều hộ đã chiếm dụng không gian cầu thang bộ khiến không ít chuyện bi hài.

Các tòa nhà chung cư xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo đó là những yếu tố văn hóa cũ – mới đan xen. Bên cạnh những mặt tích cực về lối sống kiểu mới, có không ít người vẫn giữ thói quen tùy tiện, thói quen làng xã nên đã xảy ra nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười.

Thường ngày bộn bề công việc, ồn ào xe cộ nên ai cũng mong muốn có được một không gian sống yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày vất vả. Nhưng câu chuyện tiếng ồn vẫn là vấn đề khó giải quyết đối với những cư dân sống trong cao ốc.

Theo Quy chuẩn xây dựng nhà cao tầng của Bộ Xây dựng, vấn đề an toàn cho trẻ em được đặc biệt quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, việc thiết kế xây dựng ban công, lô gia, cửa sổ ở các tòa nhà chưa đúng các tiêu chuẩn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm ở các khu chung cư

Mới đây, vụ việc bé trai 6 tuổi ở Hà Nội tử vong khi rơi từ ban công chung cư lại làm dấy lên nỗi lo về thiếu an toàn của ban công. Trong khi đó, hầu hết của các tòa nhà hiện nay được thiết kế thấp hoặc được làm bằng ô kính kéo không có vật che chắn, đây chính là nguy cơ tiềm ẩn rình rập trẻ nhỏ.