Cố vấn Tổ chức xúc tiến thương mại và môi trường Nhật Bản, Tiến sĩ Takeba Akira đã tham gia nhóm chuyên gia khảo sát đoạn sông Tô Lịch được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano-Bioreactor.

Tại buổi khảo sát, đoàn chuyên gia trực tiếp kiểm tra nồng độ PH của nước, lượng cặn trôi nổi, lượng khí NH3 sinh ra do các chất thải phân hủy dưới lòng sông. Mẫu bùn và mẫu nước tại đoạn sông Tô Lịch được chọn làm sạch thí điểm cũng được lấy để phân tích.

khao sat song to lich sau 20 ngay su dung cong nghe cua nhat ban
Máy sục khí bằng công nghệ Nano-Bioreactor hoạt động liên tục trên sông Tô Lịch.
khao sat song to lich sau 20 ngay su dung cong nghe cua nhat ban
Đoạn sông thử nghiệm đã bớt mùi hôi thối dù vẫn còn nhiều váng bùn.
khao sat song to lich sau 20 ngay su dung cong nghe cua nhat ban
Tiến sĩ Takeba Akira, cố vấn Tổ chức xúc tiến thương mại và môi trường Nhật Bản trực tiếp lội xuống sông Tô Lịch kiểm tra chất lượng nước sau 20 ngày sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor.

Từ ngày 16/5, TP Hà Nội triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản và thu được những kết quả tích cực. Theo đánh giá của người dân sống quanh khu vực này, nước sông Tô Lịch đã bớt mùi hôi thối, váng bùn cũng giảm bớt so với thời gian trước. Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng, sông vẫn bốc mùi khó chịu.

Một số chuyên gia về môi trường nhận định, công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản là giải pháp tốt nhưng vẫn chỉ mang tính thời điểm. Theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), vấn đề cốt lõi vẫn là phải giảm thiểu và kiểm soát lượng nước thải trước khi đổ ra sông Tô Lịch.

Thực tế, dọc theo 14km sông Tô Lịch có tới 300 cống xả, hằng ngày ước tính sông Tô Lịch phải nhận 150.000 m3/ngày, đêm. Trong số đó, không chỉ có nước thải sinh hoạt, thậm chí có cả nước xả công nghiệp ở một số làng nghề hoặc hộ sản xuất nhỏ lẻ.

"Để xử lý hoàn toàn tình trạng ô nhiễm trên sông Tô Lịch, quan trọng nhất là các giải pháp xử lý nguồn nước trước ống (nước xả thải trước khi đổ vào các cống xả ra môi trường). Chỉ cần các nguồn xả này có thể đạt được mức độ B (nước dùng cho nuôi trồng, tưới tiêu) ở giai đoạn trước ống thì tình trạng ô nhiễm sẽ được giải quyết" - PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhấn mạnh.

"Sông Tô Lịch dài hơn 14km, tình trạng ô nhiễm diễn ra nhiều năm và đã ở mức độ rất báo động. Kỳ vọng có thể sớm xử lý ô nhiễm trên toàn dòng sông là một bài toán khó".                                                                                            PGS.TS Trương Mạnh Tiến
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/song-to-lich-ra-sao-sau-20-ngay-ap-dung-cong-nghe-nhat-5097.html
 

Theo Kinh Tế Môi Trường