Trong quá trình hoàn thiện chính sách cần theo hướng bảo đảm sự ổn định, có thể dự báo được và tránh rủi ro chính sách. Các chỉnh sửa luật cần được thiết kế sao cho bảo đảm tính thống nhất, minh bạch và bảo đảm tính liên tục, tiến bộ không ngừng về phía trước.
Liên quan đến Dự thảo Sửa đổi Nghị định 20, theo TS. Nguyễn Minh Phong, những sửa đổi không thể tùy tiện, thích thì ghi vào, không thích thì bỏ ra, thiếu căn cứ và nhất là không kèm theo một lời giải thích thỏa đáng.
Theo khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết, thì “tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA)”. Quy định khống chế lãi tiền vay không vượt quá 20% EBITDA áp dụng cho tất cả khoản vay từ bên liên kết và các bên độc lập không thuộc đối tương là giao dịch liên kết (như các khoản vay ngân hàng, tổ chức tín dụng,..).
Quy định chi phí lãi vay của doanh nghiệp vượt quá 20% EBITDA sẽ bị coi là chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đã và đang bị phía doanh nghiệp coi là đang gây trở ngại cho sự phát triển của các mô hình tập đoàn kinh tế và công ty Holding (công ty mẹ - con) do hạn chế việc huy động vay vốn từ công ty mẹ và chuyển xuống cho các công ty con vay; Đồng thời, loại hoàn toàn chi phí lãi vay đầu tư gây bất lợi cho các công ty có Ebitda âm giai đoạn đầu do đầu tư vào các lĩnh vực xã hội, các địa bàn kinh tế khó khăn khi hưởng ứng chủ trương khuyến khích phát triển của Đảng và Chính Phủ vào các vùng, ngành này.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan chức năng đang tiến hành sửa đổi những hạn chế này của Nghị định 20 này, theo đó: Dự thảo sửa đổi lần 1 (số 15020/BTC-TCT ngày 11/12/2019) đã khẳng định cho phép doanh nghiệp được tăng mức khống chế từ 20% lên 30% Ebitda; Được tính theo lãi vay thuần (= chi phí lãi vay – doanh thu lãi tiền gửi, cho vay); Trường hợp Ebitda<0 được="" chuyển="" tiếp="" chi="" phí="" lãi="" vay="" sang="" 5="" năm="" kế="" tiếp;="" năm="" 2017="" và="" 2018="" cho="" chuyển="" tiếp="" lãi="" vay="" thuần="" chưa="" được="" trừ="" của="" các="" năm="" này="" sang="" 5="" năm="" kế="">0>
Tuy nhiên, hiện đang có thông tin, tại tờ trình về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết được trình Chính phủ dường như các dự thảo điều chỉnh trên bị cắt xén, dù vẫn cho phép tăng mức khống chế từ 20% lên 30% Ebitda, song doanh nghiệp chỉ còn được tính theo lãi vay thuần (= chi phí lãi vay – doanh thu lãi cho vay)…
Sự điều chỉnh trong tờ trình này nếu được thông qua sẽ khiến các doanh nghiệp hoang mang và gây thất vọng lớn, nếu không nói là “sốc nặng” cho doanh nghiệp. Bởi vậy, nhiều kiến nghị, điển hình là kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 3/3 của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), đã tiếp tục được nêu lên và tập trung vào những nội dung như được ghi nhận trong Dự thảo lần 1, tức cho phép doanh nghiệp được: Tăng mức khống chế từ 20% lên 30% Ebitda; Được tính theo lãi vay thuần (= CP lãi vay – doanh thu lãi tiền gửi, cho vay; Trường hợp Ebitda<0 hoặc="" phần="" cp="" lãi="" vay="" vượt="" mức="" khống="" chế="" 30%="" được="" chuyển="" tiếp="" cp="" lãi="" vay="" sang="" 5="" năm="" kế="" tiếp;="" năm="" 2017="" và="" 2018="" chia="" ra="" 2="" trường="" hợp:="" (1)="" đã="" thanh="" kiểm="" tra="" cho="" chuyển="" toàn="" bộ="" cp="" lãi="" vay="" của="" 2="" năm="" sang="" 5="" năm="" kế="" tiếp,="" (2)="" chưa="" thanh="" kiểm="" tra="" cho="" tính="" lãi="" theo="" lãi="" vay="" thuần="" và="" cho="" chuyển="" tiếp="" phần="" lãi="" vay="" thuần="" chưa="" được="" trừ="" của="" 2="" năm="" này="" sang="" 5="" năm="" kế="">0>
Không phải là vô cớ mà các doanh nghiệp vui mừng hoan nghênh những điều chỉnh mang tính cầu thị cao ở trong Dự thảo 1; nhưng họ cũng không hiểu nổi tại sao lại có sự thụt lùi trong các chỉnh sửa sau khi gửi Bộ Tư Pháp.
Năm 2020 Chính phủ đã chọn là năm đột phá thể chế. Thiết nghĩ, việc sửa đổi các quy phạm pháp luật là bình thường và cần thiết trong quá trình hoàn thiện và phát triển thể chế theo nguyên tắc thị trường và bám sát các thông lệ, cam kết và xu hướng hội nhập quốc tế. Nhưng những sửa đổi đó không thể tùy tiện, thích thì ghi vào và không thích thì bỏ ra, thiếu căn cứ và nhất là không kèm theo một lời giải thích thỏa đáng; Đặc biệt, trong quá trình hoàn thiện chính sách cần theo hướng bảo đảm sự ổn định, có thể dự báo được và tránh rủi ro chính sách; Các chỉnh sửa luật cần được thiết kế sao cho bảo đảm tính thống nhất, minh bạch và bảo đảm tính liên tục, tiến bộ không ngừng về phía trước; đồng thời, không chỉ cần thể hiện bản lĩnh, sự nhất quán trong chủ trương, mà còn cần bảo đảm cả uy tín chính trị của cơ quan soạn thảo nói riêng, và Nhà nước nói chung.
Nâng cao năng lực thể chế đòi hỏi có sự nâng cao năng lực và uy tín cơ quan soạn thảo chính sách trên cơ sở bảo đảm tính cầu thị, chuyên nghiệp và chất lượng cao trong soạn thảo và chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung quy phạm pháp luật, chính sách.
Với tinh thần đó, cần hiểu đúng và quán triệt đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khi đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương, nhưng phải thận trọng thực hiện nghiên cứu, khảo sát, đánh giá những bất cập phải sửa nội dung sửa Nghị định 20, đặc biệt, tập trung vào khoản 3, Điều 8 là cấp thiết và phải theo nguyên tắc công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tạo thuận lợi về chính sách thuế cho doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu chống chuyển giá.../.