Rầu lòng vì “đầu tháng xả láng, cuối tháng lãng vãng bát mỳ”
Nguyễn Trang vừa tốt nghiệp đại học và đi làm được 2 năm, thu nhập của cô khá tốt so với mặt bằng chung của bạn bè cùng trang lứa. Nhưng cứ chưa tới cuối tháng, mặt cô đã bí xị vì… hết tiền.
“Chẳng phải mỗi tôi, bạn bè tôi có người thu nhập còn cao hơn nhưng cũng trong cảnh đầu tháng xả láng, cuối tháng khoai lang như vậy”, Trang kể.
Cô nói cô ở thành phố, bước chân ra cửa là hàng quán, là cửa hiệu thời trang. Chưa kể, thời Covid-19, cơ quan cho làm việc ở nhà, thời gian rảnh nhiều, cô suốt ngày lướt web, lượn facebook rồi mấy trang bán hàng trực tuyến, nhìn cái gì cũng muốn mua, mà mua thì quá tiện, có người ship tới tận “chân hàng rào”, thế là tặc lưỡi…
“Chả mấy ngày mà tôi không phải đôi lần xuống nhận đồ ship, đến mức bố mẹ tôi còn… choáng vì cách shopping của mình. Nhưng đấy là đầu tháng thôi... Nhiều khi phải dùng đến biện pháp "gọi điện cho người thân", Trang cười.
Thanh Lan cũng lâm cảnh như vậy, dù cô đã đi làm từ rất lâu và cũng đã có gia đình. Thu nhập của vợ chồng cô không tệ, nhưng phải cái tính “thích gì mua nấy” nên nhiều khi cô mua sắm, chi tiêu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không kiểm soát được. Dù vừa mua cái túi xinh, nhưng thấy mấy trang facebook quảng cáo “sale sập sàn”, cô lại chẳng cưỡng được lòng mình.
Thành thử, lấy chồng bao năm, có lúc cô còn lâm cảnh “bữa nay lo bữa mai”, chứ chưa nói đến chuyện tiết kiệm, dành dụm được tiền bạc.
“Chồng tôi cũng bảo, phải ghi chép chi tiêu hàng ngày để kiểm soát tài chính cá nhân. Nhưng tôi ngại nhất là khoản tay bút tay giấy ghi chép mấy thứ chi tiêu lặt vặt đó nên kệ. Thế nên cuối cùng là vẫn không biết là mình đã chi tiêu kiểu gì mà tháng nào cũng hết tiền”.
Không chỉ Nguyễn Trang hay Thanh Lan, mà rất nhiều người trẻ hiện nay luôn lâm vào cảnh này. Thời đại bùng nổ mua sắm, với các cửa hàng, cửa hiệu nhan nhản ngoài đường, lại cộng thêm xu hướng thương mại điện tử đang phát triển, các cửa hàng có rất nhiều “mánh” để kích thích tiêu dùng, một thế hệ “bạo tay chi tiền” đã hình thành. Thói quen đó cộng thêm tâm lý “tận hưởng cuộc sống” đã đẩy nhiều người vào tình cảnh cuối tháng chỉ “còn cái nịt”.
“Điểm chung của họ chính là chi tiêu không biết kiểm soát, thiếu công cụ quản lý tài chính cá nhân một cách hợp lý”, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói.
Quản lý chi tiêu thông minh bằng app ngân hàng
Để lấp đầy “lỗ hổng” công cụ quản lý tài chính cá nhân, gần đây, cùng với xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng số, một số ngân hàng đã cung cấp dịch vụ “trợ lý ảo” thông qua các app Mobile Banking để giúp giới trẻ quản lý tài sản tốt hơn.
Dùng app, người dùng, đặc biệt là giới trẻ vốn rất nhanh nhạy với công nghệ hiện đại, có thể dễ dàng quét QR code, chi tiêu, chuyển khoản… một cách dễ dàng, thuận tiện. Nhưng một app ngân hàng toàn diện sẽ không chỉ giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc chi tiêu, giao dịch hàng ngày, mà còn phải trở thành một công cụ giúp chủ tài khoản kiểm soát tài chính tốt hơn, từ đó tạo ra sự bền vững về tài chính cá nhân cho người dùng.
Thanh Lan cho biết thói quen chi tiêu của cô gần đây đã thay đổi từ khi dùng app TPBank, nhờ app có tính năng thống kê dòng tiền vào - ra, chẳng khác nào một cuốn sổ ghi ghép, để chủ tài khoản biết trong tháng đã thu - chi bao nhiêu.
Đặc biệt hơn, app của TPBank còn sử dụng AI, Big Data để phát triển công cụ Smart Search, cho phép người dùng tìm kiếm lại những khoản chi tiêu, giao dịch ra - vào, kể cả là từ 5 - 10 năm trước một cách nhanh chóng. Người dùng vì thế biết mình đã “bạo chi” ra sao để kiểm soát và điều chỉnh chi tiêu cá nhân một cách hợp lý hơn.
“Đúng là có app có hơn. Từ ngày sử dụng app của TPBank, tôi vừa thực hiện được việc theo dõi chi tiêu cá nhân trong tháng, như chồng nói, vừa kiểm soát được việc chi tiêu của chính mình, khi nào thấy quá tay thì tiết giảm những khoản chi không cần thiết”, chị Thanh Lan cười và cho biết, từ khi TPBank tung ra các app mới, chị không những biết kiểm soát chi tiêu cá nhân mà thậm chí còn tiết kiệm được tiền, thông qua app Savy.
App Savy cho phép người dùng gửi tiết kiệm đúng như cái cách “bỏ tiền đút lợn”. Tức là không phải bỏ ra một khoản tiền lớn cố định ban đầu gửi tiết kiệm và hưởng lãi suất theo kỳ hạn, mỗi tháng, người dùng có thể gửi thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm bất cứ lúc nào, lãi suất sẽ trả theo số dư thực có trong tài khoản.
“Tôi cũng bắt đầu sử dụng app này. Lương tôi 15 triệu đồng/tháng, sẽ cố gắng mỗi tháng gửi vào app Savy 5 triệu, còn lại 10 triệu để chi tiêu. Như vậy mỗi năm cũng dành được gần 5 chục triệu, có một khoản để đầu tư cho những món to tiền hơn, như xe máy điệu hay laptop mới… Chứ để tất trong tài khoản, lại ngứa tay mà xài hết”, Nguyễn Trang hào hứng nói.
Trang kể, cô đã “xúi” không ít bạn bè của mình sử dụng app của TPBank, vì quá tiện lợi và hữu ích trong quản lý tài chính cá nhân. Hơn nữa, dùng app cũng được miễn phí, chả tốn thêm đồng nào. Thậm chí, ngân hàng còn thường xuyên có các chương trình ưu đãi, khuyến mại. “Lợi cả tỷ đường thế, tội gì không dùng”, Nguyễn Trang cười vang.
Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/thoat-canh-dau-dau-vi-tien-nho-app-ngan-hang-20201231000002951.html