thu hồi dự án đã mua bán

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về thu hồi dự án đã mua bán, cập nhật vào ngày: 18/11/2024

Câu chuyện rà soát thanh tra, tập trung vào các dự án, khu vực quản lý đất đai lỏng lẻo là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, làm gì để xử lý dứt điểm các dự án sai phạm, các dự án "treo" nhưng lại không "đánh oan" các doanh nghiệp làm ăn chân chính là bài toán không dễ giải.

Thời gian qua, hàng loạt dự án bất động sản từ nghỉ dưỡng, đến khu đô thị, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê ở nhiều tỉnh thành phố đều bị “dừng” bởi nhiều lý do, thậm chí còn lọt danh sách bị thu hồi.

Thị trường bất động sản phía bắc vốn được đánh giá là mảnh đất màu mỡ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường miền Nam đang chịu tác động lớn từ các cuộc thanh tra kiểm tra liên quan đến sai phạm dự án cũng như các quyết định thắt chặt việc chuyển nhượng phát triển dự án, thì trường miền Bắc trơ thành miền đất hứa với các nhà đầu tư phương Nam.

Cục diện của thị trường bất động sản phụ thuộc rất lớn vào những quyết sách của Nhà nước. Chính sách được ví là bản lề then chốt để điều chỉnh thị trường được minh bạch, bền vững, đi đúng hướng, tuy nhiên trên thực tế không ít trường hợp đã tạo ra những tác động ngược.

Sẽ không là vấn đề nếu các quyết định hành chính mang tên ‘thu hồi dự án” chỉ nhắm vào những dự án “treo” hàng chục năm, sử dụng sai mục đích hoặc những dự án trì trệ, không hiệu quả. Nhưng nếu mệnh lệnh ấy cứ vô tư “giáng” xuống những doanh nghiệp đang đặt cả số phận, tâm huyết của mình vào dự án với lý do là dự án đó có sai phạm trong quá trình giao đất hay mua bán, chuyển nhượng thì có lẽ hệ lụy sẽ nhiều hơn hiệu quả. Lúc này, Nhà nước có thể bồi thường cho doanh nghiệp về mặt vật chất nhưng uy tín và cơ hội của doanh nghiệp, liệu có thể bồi thường?

Chỉ trong vòng 4 ngày, chính quyền TP.HCM đã công bố 2 thông tin liên quan tới số phận của các quỹ đất công dính phải sai phạm trong thủ tục đầu tư. Sở Tài chính đề nghị hủy bỏ 300 quyết định, công văn chỉ định bán các mặt bằng và địa chỉ nhà đất công cho các tổ chức, cá nhân và đưa vào bán đấu giá theo quy định. Đến hiện tại, 7 dự án trong số đó đã có công bố tiếp tục đi vào hoạt động sau thời gian “tra soát” nhanh. Số phận của những dự án còn lại sẽ đi về đâu?

Khẳng định việc “hồi tố” đối với quỹ đất công vướng sai phạm là điều hoàn toàn đúng đắn, luật sư Lê Văn Hồi (Giám đốc Công ty Luật My Way) cho rằng, đây là vấn đề hết sức phức tạp nếu không xử lý hợp lý. Vị luật sư này cũng khẳng định: “Không vì những thiệt hại từ quyết định sai lầm của một số cá nhân, cơ quan mà có thể gây ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng đất công của những dự án hợp pháp, rõ ràng".

Khẳng định việc thu hồi đất công bị thanh tra sau sai phạm là hoàn toàn đúng đắn, luật sư Nguyễn Sơn Tùng cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải giải quyết thu hồi như thế nào để đảm bảo sự công bằng, không gây thiệt hại với doanh nghiệp. Vị luật sư này khẳng định, doanh nghiệp bị thiệt có quyền khởi kiện đơn vị làm sai.

Mỗi người dân Việt Nam khi nhìn thấy một văn bản được đóng con dấu có hình quốc huy hẳn đều cảm thấy cái uy của văn bản ấy như thế nào. Ở đấy thể hiện quyền lực Nhà nước của quốc gia, là pháp lý, là lẽ phải, là sự chuẩn mực, là điểm tựa cho lòng tin hàng vạn vạn con người... Có được những văn bản ấy trong tay, cảm giác vững như bàn thạch.

Quá trình thanh tra, “hồi tố” và xử lý sai phạm trong công tác quản lý đất đai được thực hiện ráo riết trong thời gian gần đây đã khiến nhiều dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của các doanh nghiệp bị liệt vào danh sách thu hồi, đình chỉ.