Thu-hoi-du-an

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về thu-hoi-du-an, cập nhật vào ngày: 03/05/2024

Từ cuối năm 2018, trong lúc thị trường chứng khoán èo uột, giới đầu tư vẫn tự tin rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam” trong năm 2019. Thế nhưng, nhận định đó có vẻ đang bị lung lay trước thông tin 300 dự án bị "thu hồi" ở TP.HCM.

Khẳng định việc “hồi tố” đối với quỹ đất công vướng sai phạm là điều hoàn toàn đúng đắn, luật sư Lê Văn Hồi (Giám đốc Công ty Luật My Way) cho rằng, đây là vấn đề hết sức phức tạp nếu không xử lý hợp lý. Vị luật sư này cũng khẳng định: “Không vì những thiệt hại từ quyết định sai lầm của một số cá nhân, cơ quan mà có thể gây ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng đất công của những dự án hợp pháp, rõ ràng".

Nếu dự án bất động sản bị thu hồi, tưởng chừng chỉ có doanh nghiệp bất động sản “mất ăn mất ngủ”, nhưng thực tế, những tổ chức tài chính thậm chí còn “hoảng hồn” hơn...

Khẳng định việc thu hồi đất công bị thanh tra sau sai phạm là hoàn toàn đúng đắn, luật sư Nguyễn Sơn Tùng cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải giải quyết thu hồi như thế nào để đảm bảo sự công bằng, không gây thiệt hại với doanh nghiệp. Vị luật sư này khẳng định, doanh nghiệp bị thiệt có quyền khởi kiện đơn vị làm sai.

Mỗi người dân Việt Nam khi nhìn thấy một văn bản được đóng con dấu có hình quốc huy hẳn đều cảm thấy cái uy của văn bản ấy như thế nào. Ở đấy thể hiện quyền lực Nhà nước của quốc gia, là pháp lý, là lẽ phải, là sự chuẩn mực, là điểm tựa cho lòng tin hàng vạn vạn con người... Có được những văn bản ấy trong tay, cảm giác vững như bàn thạch.

Quá trình thanh tra, “hồi tố” và xử lý sai phạm trong công tác quản lý đất đai được thực hiện ráo riết trong thời gian gần đây đã khiến nhiều dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của các doanh nghiệp bị liệt vào danh sách thu hồi, đình chỉ.

Bước sang năm 2019, thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nhất là trong bối cảnh nhiều dự án đang phải “dính lệnh thu hồi” sau việc thanh, kiểm tra và xử lý của các cơ quan Trung ương trong công tác quản lý đất đai.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang thống nhất thu hồi và thanh lý tài sản tại dự án Paradise Vũng Tàu (khu vực Bãi Sau). Dự án này dự tính có tổng vốn đầu tư gần 100 triệu USD, đã được cấp phép từ năm 1991.

Thành phố Hà Nội vừa công bố danh tính 16 dự án bất động sản bị chấm dứt hoạt động do chậm triển khai.

Với tổng diện tích hơn 7.600m2 “đất vàng” tại trung tâm thành phố Sầm Sơn, dự án trung tâm đa chức năng của Vietinbank sau gần 10 năm triển khai vẫn chỉ nằm trên “giấy”. Điều đáng nói, khi dự án đứng trước nguy cơ bị thu hồi, Vietinbank liền rao bán đấu giá tài sản với giá khởi điểm là 130 tỷ đồng.

Một thực tế hiện nay là các dự án chung cư đang rầm rộ mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên, hạ tầng xã hội đi kèm với các dự án bất động sản này lại không được chú trọng một cách đặc biệt. Thực tế này buộc các các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các Hiệp hội phải lên tiếng, đề nghị xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư, cũng như đòi hỏi thành phố trong thời gian tới cần những giải pháp chặt chẽ, mạnh mẽ hơn.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh đã thực hiện thu hồi 188 dự án với tổng diện tích gần 3.620ha đất.