Tiếng ồn của con người là tác nhân gây ô nhiễm toàn cầu

Các nhà khoa học tại Đại học Belfast cho biết: “Chúng tôi thấy rằng tiếng ồn ảnh hưởng đến nhiều loài lưỡng cư, động vật chân đốt, chim, cá, động vật có vú, động vật thân mềm và bò sát”.

Tiếng ồn của con người tràn ngập môi trường, từ xe cộ và sản xuất công nghiệp ở các trung tâm đô thị dày đặc, đến tiếng máy bay bay trên không, tàu thủy được cho là tác động tới hệ thống định vị âm thanh của cá voi, thậm chí khiến hàng loạt các loài động vật mất khả năng định hướng.

Tiếng ồn khiến động vật mất khả năng định hướng. 

Xem xét một loạt các nghiên cứu riêng lẻ trong phân tích tổng hợp, nhà khoa học Hansjoerg Kunc và Rouven Schmidt nói rằng phần lớn các loài động vật đều phản ứng với tiếng ồn, từ côn trùng nhỏ đến động vật có vú chứ không chỉ riêng một vài loài nhạy cảm đặc biệt với tiếng ồn.

Các nhà khoa học cho biết không dễ dàng phát hiện phản ứng của một con vật đối sự hoạt động của con người là tiêu cực hay tích cực. Ví dụ, tiếng ồn nhân tạo đã được chứng minh là gây trở ngại cho các hệ thống phát hiện sóng âm mà dơi sử dụng để tìm con mồi côn trùng, khiến động vật có vú khó bắt côn trùng hơn. Nhưng đó có thể là tin tốt cho các loài sâu bọ bọ, giúp chúng phát hiện kẻ săn mồi từ tiếng ồn do con người tạo ra.

Nhà khoa học Hansjoerg Kunc khẳng định tiếng ồn là một trong những tác nhân làm gián đoạn mọi hoạt động trong môi trường tự nhiên. 

Ô nhiễm âm thanh và phản ứng của động vật phải được đánh giá trong bối cảnh của một hệ sinh thái, đặc biệt là khi xem xét đến các nỗ lực bảo tồn.

"Tiếng ồn phải được coi là một hình thức nghiêm trọng của sự thay đổi môi trường và ô nhiễm vì nó ảnh hưởng đến cả các loài sống dưới nước và trên cạn" – các nhà khoa học cho hay.

Theo Gia đình Việt Nam