Bàn tay tạo hóa thật kì diệu. Những cảnh đẹp dưới đây được cho là đều được hình thành do tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có một số nơi sẽ làm bạn tự hỏi “Có phải do tự nhiên thật hay không?” bởi vì chúng giống như được ai đó sắp đặt, từ rất lâu rất lâu rồi…

1. Hồ mặt trăng gần biên giới Nevada

Từ hồ mặt trăng những hòn đá vôi nhô lên hình thành những đỉnh cao, gọi là tháp vôi. Đây vốn dĩ là những kì quan nằm ẩn sâu dưới đất, nhưng tới năm 1951 sau khi hồ mặt trăng thu nhỏ lại thì rất nhiều tháp đá vôi lại trồi lên trên mặt nước

2. Tháp Quỷ – bang Wyoming của Mỹ

Tháp Quỷ – bang Wyoming của Mỹ

Tháp Quỷ – bang Wyoming của Mỹ

Đó là tảng đá bazan khổng lồ cao đến 280m hình thành từ nham thạch núi lửa bị gió, mưa xâm thực dần tạo thành.

Theo các nhà khoa học, trong lần phun sau cùng của núi lửa, sức đẩy lên quá yếu khiến dung nham không thoát được ra khỏi miệng núi để trào ra ngoài.

Dung nham nằm ngay miệng núi lửa tạo thành một nút đậy; phải mất hàng chục năm, miếng nút đậy này nguội dần thành khối đá cứng: đá bazan. Trải qua thời gian dài, gió mưa xói mòn mảng sườn núi lửa, dần dần đến lớp dung nham nguội này.

Bản chất lớp dung nham này đồng chất và hiếm khí, khi nguội đi bị xâm thực tạo ra những cột trụ hình đa giác, xếp song song với nhau thẳng đứng như chiếc đại phong cầm đặt trong giáo đường nên chúng được đặt tên là “dàn đại phong cầm bằng đá bazan”.

3. Mũi đá khổng lồ – Bắc Ireland

Khu vực Antrim, Bắc Ireland, sừng sững hàng chục nghìn trụ đá cắm mình xuống lòng đất, trải dài ra biển. Đó là những trụ đá đa diện có 5, 6, 7 hoặc 8 mặt đã từ lâu có trong truyền thuyết của người Ireland với tên gọi “Con đường đắp cao của người khổng lồ”.

Họ kể rằng chính những người khổng lồ đã xây dựng con đường này, mở một lối đi băng ngang qua biển. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết cách nay 60 triệu năm, vùng đất này là khu vực núi lửa, lớp magma từ trong lòng núi lửa trào lên qua những khe rãnh ra bên ngoài thành những lớp dày đến hàng chục mét.

Chúng nguội dần qua hàng ngàn năm, tự co lại tạo nên những cột đá có tinh thể lớn mang hình đa giác, cao có thể hơn 2m. Do gần biển, những cột đá bazan rắn này bị sóng biển đánh vào, xâm thực dần, cuối cùng tạo ra những bậc thang khổng lồ hình trụ sắp xếp không theo thứ tự.

4. Trái táo đá khổng lồ tự chia đôi – New Zealand

4

Tại phía Nam New Zealand Công viên Quốc gia Abel Tasman có rất nhiều tảng đá thú vị, nhưng trái táo đá khổng lồ là tảng đá có hình thù thú vị nhất trong số những tảng đá ở đây, tảng đá này nằm trên mực nước biển của vịnh Tasman. Vết nứt giữa tảng đá này quá gọn gàng, sắc lẻm khiến cho người khác phải nghĩ rằng người nào đó cố tình chia nó ra bằng một lưỡi cưa.

5. Những hòn đá di động – Carlifornia

5

Racetrack Playa là một vùng đất bùn, khô cằn nhưng đặc biệt bằng phẳng nằm ở phía tây bắc của thung lũng Chết, thuộc công viên quốc gia California, được biết đến như một trong những nơi kì lạ nhất hành tinh.

Khi phát hiện ra mhững hòn đá biết đi bí ẩn ở thung lũng Chết, chúng đã ở trong trạng thái quẹo rẽ, trượt, lướt trên vùng đất Racetrack Playa không người ở, nơi có những thung lũng chứa đầy bùn khô với mặt đất nứt nẻ trong mùa hè và băng giá vào mùa đông. Nhiều nhà địa chất đã đến tất cả các nơi ở Racetrack Playa và xung quanh để nghiên cứu.

Nhiều năm trôi qua, từng hòn đá di chuyển theo con đường riêng của mình. Một số quẹo, một số di chuyển theo đường thẳng trong khi số khác di chuyển theo đường e-lip hay lượn sóng, nhưng không một ai có thể nhìn thấy đá di chuyển như thế nào và cũng không ai biết được tốc độ đi chuyển của chúng ra sao.

Đá di chuyển để lại sau chúng những con đường mòn khác nhau cả về hướng lẫn chiều dài. Đá ban đầu ở cạnh nhau, có thể là đi song song trong một khoảng thời gian trước khi đột ngột thay đổi hướng, dừng lại hay tiếp tục trượt. Một số hòn đá nặng khoảng 45kg và di chuyển xa đến 457m trong thời gian từ 2 đến 5 năm.

6. Yemen – đảo Socotra

6

Lối vào vịnh Aden đảo Socotra có lẽ là nơi độc đáo có một không hai trên thế giới này. Nơi đây đa phần là những cây huyết rồng vô cùng đặc biệt, chúng trông giống những cây rau chân vịt với kích thước khủng lồ và nhựa đỏ như máu.

7. Ngọn núi socola – Philippines

7

Đảo Bohol Philippines là nơi có rất nhiều ngọn đồi đá vôi đều tăm tắp, những ngọn đồi này được bao phủ bởi thảm cỏ xanh mượt, mỗi khi tới mùa khô, cỏ lại chuyển sang màu nâu và những ngọn đồi này nhìn chẳng khác gì những viên socola ngon lành .

8. Động ngầm dưới lòng đại dương – Belize

8

Chiếc động ngầm này có đường kính lên tới hơn 300m, độ sâu hơn 120m. Chúng sâu hun hút như muốn hút tất cả vào trong đó tuy nhiên nơi đây lại hiền dịu hơn người ta tưởng. Hàng ngày lượng du khách đến câu cá, tham quan khá lớn, rất nhiều người còn cho rằng nơi đây là nơi ngụp lặn tuyệt vời nhất thế giới.

9. Vùng đồng bằng nước mặn Bonneville, bang Utah, Mỹ

Nếu bạn nghĩ rằng hồ muối là rất mặn, thì bạn hãy thử đi tới phía bắc của đồng bằng muối Bonneville xem sao. Ở đây có tới 30.000 hecta đất mặn với lượng muối được tích tụ dày 1,5m. Người ta ước tính có 5 triệu tấn muối ở đây。

10. Núi lửa bùn, Azerbaijan

Cộng hòa Azerbaijan là nơi có số lượng núi lửa bùn lớn nhất trên thế giới, ước tính số lượng núi lủa bùn ở phạm vi quốc gia này chiếm tới hơn 1/3 số núi lửa bùn trên khắp Trái đất.

Tại biển Caspian ở Azerbaijan, có hơn 300 núi lửa bùn, đều là những ngọn núi lửa mini. Đây là hiện tượng địa chất kỳ lạ, chúng thường xuyên phun trào bùn, nhưng vụ phun trào lần đầu tiên năm 2001 gần thủ đô Baku, chiều cao đã đạt đến hơn 15m.

Những núi lửa này ngoài việc phun ra bùn còn kèm theo khí methane, carbon dioxide, nito. Nó được coi như một phần thu hút khách du lịch đến với quốc gia này, nhưng vì mức độ nguy hiểm của nó nên không phải ai cũng dám đến đây.

 

Theo Thúy Hà / Gia Đình Việt Nam